Điều kiện, thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm 2024

Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo hiểm cá nhân ngày càng gia tăng; và được mọi người chú trọng quan tâm đến. Để thành lập công ty môi giới bảo hiểm bạn cần có những kiến thức liên quan đến nó. Vậy nên bài viết ngày hôm nay; chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp bạn nắm vững hơn cũng như bổ sung thêm phần kiến thức này; để thuận lợi hơn cho công việc nhé.

thu-tuc-hoan-thue-tncn-o-dai-loan-3-1

 Thành lập công ty môi giới bảo hiểm (Quy định mới nhất 2024)

1. Môi giới bảo hiểm là gì?

Môi giới bảo hiểm chính là một tổ chức trung gian Bảo hiểm tư vấn cho mọi người (chính là người tham gia bảo hiểm)

Môi giới bảo hiểm là người trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng; đại diện cho quyền lợi của khách hàng và có nhiệm vụ tư vấn, thu sếp các hợp đồng bảo hiểm cho họ.

Về cơ bản thì người môi giới bảo hiểm khi đã nghiên cứu nhu cầu của khách hàng sẽ tìm đến một doanh nghiệp bảo hiểm tốt nhất, uy tín nhất. Nghĩa là tìm một địa chỉ có nhiều ưu đãi rồi giới thiệu khách hàng đến.

2. Điều kiện để thành lập công ty môi giới bảo hiểm

Đối với tổ chức cá nhân tham gia góp vốn để thành lập công ty cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

+ Không thuộc vào đối tượng bị cấm theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 của Luật doanh nghiệp

+ Tổ chức hay cá nhân khi tham gia góp vốn bằng tiền và không được phép vay vốn, vốn ủy thác,…

+ Tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề

+ Khi tham gia góp vốn phải đảm bảo được vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn định góp.

+ Khi tham gia vào việc thành lập công ty thì phải đảm bảo được duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm chính xác nhất

Để đảm bảo đẩy đủ thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng hồ sơ thành lập công ty bảo hiểm cần có những yếu tố sau:

3.1 Chuẩn bị hồ sơ để thành lập công ty tư vấn tài chính

Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Sử dụng Mẫu số 01/ĐKDN theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dự thảo Điều lệ công ty: Phải được các thành viên/cổ đông sáng lập thảo luận và thống nhất.

Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập: Ghi rõ thông tin cá nhân của từng thành viên/cổ đông sáng lập, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số CMND/CCCD/hộ chiếu.

Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân: Bao gồm CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông sáng lập.

Vốn điều lệ: Cần có số vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng.

Giấy ủy quyền: Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên/cổ đông sáng lập.

Giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn tài chính: Cấp bởi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn tài chính: Cấp bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3.2 Thủ tục thành lập công ty tư vấn tài chính

Nộp hồ sơ có thể thực hiện trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở chính.

Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty trong vòng 3 ngày làm việc.

3.3 Một số lưu ý khi nộp hồ sơ thành lập công ty tư vấn tài chính

Doanh nghiệp cần tuân thủ đúng các bước và quy định trong thủ tục thành lập công ty.

Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu và nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tư vấn tài chính để đảm bảo hoạt động của công ty được thực hiện một cách hợp pháp và hiệu quả.

Các thủ tục thành lập công ty sẽ được thực hiện tại Bộ tài chính

Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ và người đầu tư đáp ứng đủ các thủ tục, điều kiện thì trong khoảng 60 ngày sẽ có văn bản chấp thuận về mặt nguyên tắc của Bộ tài chính

Sau 6 tháng từ khi có văn bản chấp thuận bằng nguyên tắc thì công ty đó phải đóng đủ vốn điều lệ cho Bộ tài chính và có văn bản xác nhận của ngân hàng

Khi thành lập công ty thì phải đáp ứng được điều kiện:

    + Nhân lực phải đảm bảo có trình độ về lĩnh vực và đạo đức

    + Đáp ứng về cơ sở hạ tầng, các phòng ban,…

    + Trang bị đầy đủ những thiết bị đáp ứng công việc được diễn ra thuận lợi

Nếu như đáp ứng được tất cả những nội dung nói ở trên; thì sẽ được Bộ tài chính cấp giấy phép cho thành lập công ty. Nếu trong vòng 6 tháng mà công ty không đáp ứng được các yêu cầu trên; thì văn bản chấp thuận về nguyên tắc sẽ không còn hiệu lực.

4. Thành lập công ty môi giới bảo hiểm cần bao nhiêu vốn?

Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty môi giới bảo hiểm phụ thuộc vào loại hình kinh doanh:

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu: 5 tỷ đồng Việt Nam

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu: 8 tỷ đồng Việt Nam

Lưu ý

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập trước ngày 01/01/2023 có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định trên thì phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ đáp ứng quy định này trước ngày 01/01/2028.

Ngoài vốn điều lệ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần đáp ứng các điều kiện khác như về người sáng lập, người đại diện theo pháp luật, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị...

5. Làm thế nào để xây dựng công ty môi giới bảo hiểm uy tín? 

Xây dựng công ty môi giới uy tín là một quá trình lâu dài và cần sự nỗ lực của toàn thể nhân viên. Bằng cách chú trọng vào các yếu tố trên, bạn có thể tạo dựng được uy tín và niềm tin với khách hàng, từ đó phát triển công ty bền vững.

5.1 Đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn sâu rộng 

Đội ngũ nhân viên phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng về thị trường và sản phẩm bảo hiểm để có thể cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng.

Cập nhật thường xuyên các quy định, chính sách mới về bảo hiểm để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

5.2 Đảm bảo uy tín và đạo đức nghề nghiệp

Hoạt động minh bạch, tuân thủ pháp luật và quy định của ngành bảo hiểm là điều cần thiết để xây dựng uy tín.

Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và cam kết bảo mật thông tin của họ.

5.3 Cung cấp dịch vụ chất lượng của công ty mô giới bảo hiểm

Cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo để giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và cải thiện chất lượng dịch vụ thường xuyên.

5.4 Marketing và xây dựng thương hiệu cho công ty mô giới bảo hiểm

Xây dựng thương hiệu công ty uy tín, chuyên nghiệp để tăng cường lòng tin từ phía khách hàng.

Tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng và khách hàng.

quy-trinh-hoan-thue-xuat-nhap-khau-1-1

 Xây dựng công ty mô giới bảo hiểm uy tín

6. Công ty mô giới bảo hiểm cần xây dựng tổ chức nhân sự như thế nào để công ty hoạt động hiệu quả?

Tổ chức nhân sự hiệu quả sẽ giúp công ty môi giới bảo hiểm hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh.

6.1 Đảm bảo các bộ phận nhân sự chính trong việc vận hành công ty môi giới bảo hiểm

Bộ phận kinh doanh: Chịu trách nhiệm tìm kiếm và phát triển khách hàng, tư vấn sản phẩm bảo hiểm, thu phí bảo hiểm và giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Bộ phận marketing: Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu và sản phẩm của công ty.

Bộ phận tài chính: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính, kế toán, thuế và đầu tư của công ty.

Bộ phận nhân sự: Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản lý nhân viên của công ty.

Bộ phận IT: Chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, phần mềm và website của công ty.

6.2 Phân công công việc theo chuyên môn của từng bộ phận

Bộ phận kinh doanh: Phân chia theo khu vực, theo sản phẩm hoặc theo kênh phân phối. Mỗi nhân viên kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm quản lý một số lượng khách hàng nhất định.

Bộ phận marketing: Phân chia theo mảng marketing online, marketing offline hoặc marketing truyền thông. Mỗi nhân viên marketing sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một số hoạt động marketing nhất định.

Bộ phận tài chính: Phân chia theo mảng kế toán, thuế hoặc đầu tư. Mỗi nhân viên tài chính sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một số công việc tài chính nhất định.

Bộ phận nhân sự: Phân chia theo mảng tuyển dụng, đào tạo hoặc phát triển nhân sự. Mỗi nhân viên nhân sự sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một số công việc nhân sự nhất định.

Bộ phận IT: Phân chia theo mảng phần mềm, hệ thống thông tin hoặc website. Mỗi nhân viên IT sẽ chịu trách nhiệm quản lý một số hệ thống hoặc phần mềm nhất định.

6.3 Yêu cầu đối với nhân viên 

Bộ phận kinh doanh: Có kiến thức về bảo hiểm, kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng thuyết phục khách hàng.

Bộ phận marketing: Có kiến thức về marketing, sáng tạo và có khả năng triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả.

Bộ phận tài chính: Có kiến thức về tài chính, kế toán và thuế.

Bộ phận nhân sự: Có kiến thức về nhân sự, tuyển dụng và đào tạo.

Bộ phận IT: Có kiến thức về phần mềm, hệ thống thông tin và website.

6.4 Đào tạo nhân viên, nâng cao nghiệp vụ 

Công ty cần tổ chức các khóa đào tạo định kỳ để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân viên.

Các chương trình đào tạo cần được thiết kế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và từng vị trí công việc.

6.5 Khen thưởng và kỷ luật rõ ràng 

Công ty cần có chế độ khen thưởng và kỷ luật rõ ràng để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả và vi phạm quy định của công ty.

7. Địa chỉ đăng ký dịch vụ thành lập công ty môi giới bảo hiểm uy tín

Những chia sẻ của chúng tôi mong rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn; trong việc thành lập công ty một cách nhanh chóng và thuận lợi. Để biết thêm các thông tin chi tiết cụ thể hơn bạn có thể vui lòng truy cập vào Webside: https://accgroup.vn/ chúng tôi luôn sẵn sàng tư vẫn; và giải đáp các thắc mắc cũng như các yêu cầu đến từ phía khách hàng. Chúng tôi tự tin sẽ mang đến sự hài lòng nhất đến các bạn.

Việc sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập công ty môi giới bảo hiểm tại công ty Luật ACC hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào đơn vị bạn ủy quyền và gói dịch vụ mà bạn chọn. Thông thường số tiền phải chi trả khi sử dụng dịch vụ dựa trên những tiêu chí sau: 

Chi phí tư vấn về ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh, tên công ty…

Chi phí soạn hồ sơ thành lập công ty

Chi phí cử chuyên viên pháp lý gặp khách hàng để ký hồ sơ tận nhà

Chi phí cử chuyên viên pháp lý nộp hồ sơ ở sở Kế hoạch và đầu tư

Chi phí khắc dấu và công bố mẫu dấu doanh nghiệp

Chi phí cử chuyên viên pháp lý lên sở Kế hoạch và đầu tư nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu

Chi phí trả giấy phép và con dấu tận nhà cho bên khách hàng

Chi phí công bố thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia

8. Những câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty môi giới bảo hiểm

8.1 Công ty môi giới bảo hiểm hoạt động trong những lĩnh vực nào?

Môi giới bảo hiểm gốc:

Trong lĩnh vực này, công ty môi giới tư vấn và giới thiệu các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Điều này bao gồm việc phân tích nhu cầu của khách hàng và đề xuất các giải pháp bảo hiểm phù hợp nhằm bảo vệ họ khỏi các rủi ro có thể xảy ra.

Môi giới bảo hiểm gốc thường là đối tác tin cậy của khách hàng, giúp họ hiểu rõ hơn về các sản phẩm bảo hiểm và chọn lựa những gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của họ.

Môi giới tái bảo hiểm:

Trái ngược với môi giới bảo hiểm gốc, môi giới tái bảo hiểm không tư vấn trực tiếp cho khách hàng cá nhân, mà thay vào đó là kết nối các công ty bảo hiểm với nhau để chia sẻ rủi ro.

Công ty môi giới tái bảo hiểm đóng vai trò trung gian, giúp các công ty bảo hiểm chia sẻ rủi ro từ các hợp đồng bảo hiểm lớn và phức tạp.

Môi giới cả bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm:

Một số công ty môi giới hoạt động cả trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm. Điều này có nghĩa là họ cung cấp cả dịch vụ tư vấn và giới thiệu sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng lẫn việc kết nối các công ty bảo hiểm để tái bảo hiểm.

Việc hoạt động trong cả hai lĩnh vực này có thể giúp công ty môi giới mở rộng phạm vi hoạt động và tối ưu hóa các cơ hội kinh doanh.

Mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng và đòi hỏi kỹ năng và kiến thức khác nhau. Việc lựa chọn lĩnh vực phù hợp với mục tiêu và năng lực của công ty môi giới là quan trọng để đạt được thành công trong ngành công nghiệp bảo hiểm.

8.2 Thị trường canh tranh của công ty môi giới bảo hiểm cạnh tranh như thế nào?

Thị trường môi giới bảo hiểm hiện nay đang cạnh tranh gay gắt với nhiều yếu tố tác động, bao gồm:

a. Số lượng công ty môi giới bảo hiểm ngày càng tăng

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2023, Việt Nam có hơn 180 công ty môi giới bảo hiểm đang hoạt động.

Việc gia nhập thị trường của nhiều công ty mới khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng cao.

b. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng

Khách hàng ngày càng có nhu cầu cao về các sản phẩm bảo hiểm đa dạng, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.

Các công ty môi giới bảo hiểm cần phải liên tục cập nhật và cung cấp các sản phẩm bảo hiểm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

c. Áp lực từ các kênh phân phối khác:

Ngoài công ty môi giới bảo hiểm, các kênh phân phối khác như kênh trực tiếp của công ty bảo hiểm, kênh bán hàng qua ngân hàng, kênh bán hàng qua internet cũng đang ngày càng phát triển.

Các công ty môi giới bảo hiểm cần phải cạnh tranh với các kênh phân phối khác để thu hút khách hàng.

d. Năng lực cạnh tranh của các công ty môi giới bảo hiểm:

Các công ty môi giới bảo hiểm có năng lực tài chính mạnh, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hệ thống quản lý hiệu quả sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

8.3 Thành lập công ty môi giới bảo hiểm phải đóng những loại phí nào?

a. Phí đăng ký kinh doanh:

Phí này được nộp một lần khi thành lập công ty.

Mức phí cụ thể được quy định trong Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

b. Phí thẩm định hồ sơ:

Phí này được nộp khi công ty môi giới bảo hiểm đề nghị cấp phép hoạt động.

Mức phí cụ thể được quy định trong Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

c. Phí giám sát:

Phí này được nộp hàng năm để duy trì hoạt động kinh doanh.

Mức phí cụ thể được quy định trong Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

d. Phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:

Phí này được nộp để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong trường hợp công ty môi giới bảo hiểm gây ra sai sót trong quá trình hoạt động.

Mức phí cụ thể được quy định trong Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

e. Các loại phí khác:

Phí công bố thông tin trên website của Bộ Tài chính.

Phí thẩm định năng lực tài chính.

Phí thanh tra, kiểm tra.

Ngoài ra, công ty môi giới bảo hiểm còn phải chịu các khoản thuế, phí khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (466 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo