Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ

Ngày 03 tháng 02 năm 2020 Chính phủ ban hành nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.Sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu về nội dung nghị định này nhé.

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ

Mục lục Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/4/2020 gồm 9 chương 124 điều. Cụ thể có các chương sau:

Chương I: quy định chung

Chương II: hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Chương III: hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, internet, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Chương IV: hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Chương V: hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Chương VI: hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao dịch điện tử, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Chương VII: hành vi vi phạm hành chính về giải quyết tranh chấp, hình thức và mức xử phạt

Chương VIII: thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính

Chương IX: điều khoản thi hành

Nội dung Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:
  2. a) Bưu chính;
  3. b) Viễn thông, bao gồm: kinh doanh dịch vụ viễn thông; thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình viễn thông; quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên viễn thông, Internet; quản lý chất lượng và dịch vụ viễn thông;
  4. c) Tần số vô tuyến điện;
  5. d) Công nghệ thông tin, bao gồm: phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; đầu tư, mua sắm; an toàn thông tin mạng; chống thư rác, tin nhắn rác; mạng xã hội, trang thông tin điện tử, trò chơi điện tử trên mạng, trò chơi điện tử công cộng;

đ) Giao dịch điện tử.

  1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt

  1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
  2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
  3. a) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
  4. b) Đại lý cung cấp dịch vụ: bưu chính; viễn thông; trò chơi điện tử trên mạng;
  5. c) Đại lý Internet là tổ chức;
  6. d) Đại diện, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; chi nhánh của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính;

đ) Điểm cung cấp dịch vụ: viễn thông; trò chơi điện tử công cộng;

  1. e) Điểm truy nhập Internet công cộng;
  2. g) Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động;
  3. h) Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền thanh, truyền hình sử dụng tần số vô tuyến điện;
  4. i) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp sử dụng tần số vô tuyến điện;
  5. k) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài sử dụng tần số vô tuyến điện;
  6. l) Nhà đăng ký tên miền;
  7. m) Đơn vị vận hành hệ thống thông tin;
  8. n) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
  9. o) Các tổ chức khác không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.

Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

  1. Hình thức xử phạt chính:
  2. a) Cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền.
  4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
  5. a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với giấy phép: Bưu chính, Giấy phép Viễn thông, Giấy phép thiết lập mạng viễn thông, Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, Giấy phép thiết lập mạng xã hội, Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
  6. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
  7. c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
  8. d) Trục xuất.
  9. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
  10. a) Buộc nộp lại tổng số tiền tương đương tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của Bộ xác định thuê bao (SIM), trường hợp không thể xác định chính xác, số tiền phải nộp lại trên mỗi SIM được áp dụng theo công thức: 100.000 đồng nhân với số tháng vi phạm;
  11. b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế;
  12. c) Buộc thu hồi số thuê bao, đầu số, kho số viễn thông;
  13. d) Buộc thu hồi tài nguyên Internet, tên miền, địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN);

đ) Buộc thu hồi mã số quản lý, số cung cấp dịch vụ;

  1. e) Buộc hoàn trả địa chỉ IP, ASN, tên miền;
  2. g) Buộc nộp lại phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép hoặc sử dụng sai nghiệp vụ, phương thức phát;
  3. h) Buộc nộp lại chứng chỉ vô tuyến điện viên;
  4. i) Buộc hoàn trả lại bưu gửi;
  5. k) Buộc thanh toán đầy đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet;
  6. l) Buộc tái xuất vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu, tem bưu chính;
  7. m) Buộc thu hồi kinh phí đã chi không đúng;
  8. n) Buộc hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
  9. o) Buộc nộp lại văn bản cho phép thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng;
  10. p) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật.
  11. q) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép do vi phạm quy định của pháp luật.
  12. r) Buộc nộp lại văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

  1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng.
  2. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
  3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
  4. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; đối với hành vi vi phạm của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 5. Vi phạm các quy định về Giấy phép bưu chính

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.
  3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  4. a) Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;
  5. b) Tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy phép bưu chính;
  6. c) Không bảo đảm mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
  7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  8. a) Cung ứng dịch vụ bưu chính nhưng không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;
  9. b) Mua bán, cầm cố Giấy phép bưu chính;
  10. c) Cho thuê, cho mượn Giấy phép bưu chính; chuyển nhượng Giấy phép bưu chính trái pháp luật.
  11. Hình thức xử phạt bổ sung:
  12. a) Tước quyền sử dụng Giấy phép bưu chính từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
  13. b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
  14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  15. a) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính thu hồi Giấy phép bưu chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
  16. b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm a và c khoản 4 Điều này;
  17. c) Buộc phải đảm bảo mức vốn tối thiểu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Điều 6. Vi phạm các quy định về thông báo hoạt động bưu chính

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoạt động bưu chính tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hoạt động bưu chính.
  3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  4. a) Tẩy xóa, sửa chữa văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;
  5. b) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;
  6. c) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
  7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  8. a) Cung ứng dịch vụ bưu chính mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;
  9. b) Làm đại lý, đại diện, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
  10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  11. a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều này;
  12. b) Buộc nộp lại văn bản xác nhận thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 7. Vi phạm các quy định về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng không đúng dấu ngày hoặc thể hiện không chính xác thông tin về thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi trên hợp đồng hoặc chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi.
  2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng dấu ngày hoặc không có thông tin về thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi trên hợp đồng hoặc chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  4. a) Thể hiện không đúng hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật đối với hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi;
  5. b) Không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản;
  6. c) Giao đại lý hoặc nhận làm đại lý dịch vụ bưu chính mà không có hợp đồng đại lý hoặc hợp đồng đại lý hết hiệu lực.
  7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  8. a) Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam mà hợp đồng nhượng quyền đã hết hiệu lực;
  9. b) Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài mà hợp đồng đại diện đã hết hiệu lực.

Điều 8. Vi phạm các quy định về cung ứng, sử dụng dịch vụ và báo cáo bưu chính

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin về bưu gửi không đúng theo yêu cầu của dịch vụ.
  3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  4. a) Cung cấp không đầy đủ thông tin liên quan đến dịch vụ bưu chính đang cung ứng;
  5. b) Niêm yết không đúng hoặc không đầy đủ tại các điểm phục vụ Danh mục vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính và các quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp;
  6. c) Thực hiện không đúng quy định về phát bưu gửi;
  7. d) Báo cáo chậm đến 15 ngày hoặc báo cáo không đầy đủ theo quy định hoặc không đúng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
  8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  9. a) Không thực hiện các quy định về phát bưu gửi;
  10. b) Không niêm yết công khai tại các điểm phục vụ Danh mục vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính và các quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp;
  11. c) Báo cáo chậm quá 15 ngày so với quy định.
  12. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  13. a) Từ chối trái pháp luật cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh;
  14. b) Không báo cáo hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  15. c) Báo cáo không chính xác, không trung thực hoặc không báo cáo theo quy định.
  16. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  17. a) Cung ứng dịch vụ bưu chính công ích khi không phải là doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định cung ứng dịch vụ bưu chính công ích;
  18. b) Báo cáo không đúng kết quả cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
  19. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  20. a) Không theo dõi riêng các dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng;
  21. b) Không báo cáo kết quả cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
  22. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  23. a) Sử dụng doanh thu từ các dịch vụ bưu chính dành riêng để trợ cấp cho các khoản lỗ do việc cung ứng các dịch vụ bưu chính cạnh tranh khác dưới giá thành;
  24. b) Vi phạm các quy định về hoạt động bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về bưu chính mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  25. c) Vi phạm quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng.

Điều 9. Vi phạm các quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa từ Việt Nam đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu;
  3. b) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm sử dụng hoặc cấm lưu thông theo quy định của pháp luật;
  4. c) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
  5. d) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển hoặc phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
  7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Buộc tiêu hủy vật phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
  3. b) Buộc tái xuất vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Trên đây ACC đã trình bày vấn đề liên quan đến Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến website Công ty Luật ACC.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (421 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo