Mẫu quy chế lương thưởng của công ty TNHH là tài liệu quy định các chính sách và quy trình liên quan đến việc chi trả lương và thưởng cho nhân viên. Để theo rõ hơn về quy chế lương thưởng tại doanh nghiệp nói chung và loại hình công ty TNHH nói riêng. Dưới đây là bài viết được Công ty Luật ACC tổng hợp thông tin và phân tích liên quan đến vấn đề này.
Mẫu quy chế lương thưởng của công ty TNHH
1. Quy chế lương thưởng là gì?
Quy chế lương thưởng là một tài liệu hoặc hệ thống quy định về việc chi trả lương và các khoản thưởng cho nhân viên trong một tổ chức. Đây là một phần không thể thiếu trong quản lý nhân sự của bất kỳ công ty nào, từ các doanh nghiệp lớn đến các công ty vừa và nhỏ. Quy chế lương thưởng không chỉ đơn thuần là một văn bản hành chính, mà còn là một công cụ chiến lược giúp công ty thu hút, duy trì và khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện quy chế này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.
Quy chế lương thưởng thường được xây dựng dựa trên ba yếu tố chính: các quy định của pháp luật lao động, chính sách của công ty, và thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc tuân thủ các quy định pháp luật là bắt buộc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tránh những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.
- Quy định pháp luật lao động: Các quy định về mức lương tối thiểu, các khoản phụ cấp, thời gian làm việc, thời gian nghỉ phép, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là những yếu tố pháp lý quan trọng cần được tuân thủ.
- Chính sách của công ty: Mỗi công ty có những chính sách riêng biệt về lương thưởng, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và mục tiêu phát triển. Chính sách này thường bao gồm các yếu tố như cơ cấu lương, các khoản thưởng, chế độ đãi ngộ và phúc lợi.
- Thỏa thuận lao động: Đây là các điều khoản cụ thể được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, thường được ghi rõ trong hợp đồng lao động. Thỏa thuận này bao gồm mức lương, các khoản phụ cấp, điều kiện làm việc, và các quyền lợi khác của người lao động.
Mục tiêu chính của quy chế lương thưởng là đảm bảo sự công bằng, minh bạch và thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên. Một quy chế lương thưởng được xây dựng tốt không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi của nhân viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì một đội ngũ nhân viên tận tâm và có năng lực.
Một quy chế lương thưởng rõ ràng và hợp lý mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Đối với người lao động, nó đảm bảo quyền lợi và tạo động lực làm việc. Đối với người sử dụng lao động, nó giúp quản lý nhân sự hiệu quả và duy trì một đội ngũ nhân viên ổn định và có năng lực.Ngoài ra, nó còn giúp xây dựng uy tín và hình ảnh tốt cho công ty trong mắt nhân viên và cộng đồng.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc xây dựng một quy chế lương thưởng hợp lý và hiệu quả là yếu tố then chốt để công ty phát triển bền vững và thành công. Điều này không chỉ đảm bảo sự hài lòng và trung thành của nhân viên mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của công ty trên thị trường.
>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục, điều kiện thành lập công ty TNHH chi tiết nhất
2. Mức lương thưởng theo quy định của pháp luật
Các mức lương thưởng theo quy định của pháp luật là các tiêu chuẩn và yêu cầu mà người sử dụng lao động phải tuân thủ khi chi trả lương và thưởng cho nhân viên. Những quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, đảm bảo sự công bằng và hợp lý trong quan hệ lao động. Hiện nay mức lương tối thiểu được áp dụng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
Mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho họ và gia đình. Mức lương tối thiểu được quy định bởi Chính phủ và có thể thay đổi theo từng năm và từng khu vực.
- Vùng I: Áp dụng cho các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vùng II: Áp dụng cho các thành phố trực thuộc trung ương và các đô thị loại I.
- Vùng III: Áp dụng cho các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
- Vùng IV: Áp dụng cho các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo và các khu vực khác.
Các khoản phụ cấp
Pháp luật lao động Việt Nam quy định các khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động có thể trả cho người lao động, bao gồm:
- Phụ cấp chức vụ: Dành cho những người giữ các vị trí quản lý, lãnh đạo.
- Phụ cấp thâm niên: Dành cho những nhân viên làm việc lâu năm tại công ty.
- Phụ cấp độc hại: Dành cho những người làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp ăn trưa, đi lại: Hỗ trợ chi phí ăn uống, đi lại hàng ngày cho nhân viên.
Thưởng
Thưởng là các khoản tiền mà người sử dụng lao động trả thêm cho người lao động ngoài lương cơ bản, nhằm khuyến khích và ghi nhận những đóng góp, thành tích của họ. Thưởng có thể được quy định rõ ràng trong quy chế lương thưởng của công ty hoặc do người sử dụng lao động tự quyết định. Các loại thưởng phổ biến bao gồm:
- Thưởng hiệu suất: Dựa trên kết quả công việc và đóng góp của nhân viên.
- Thưởng doanh số: Dành cho nhân viên kinh doanh đạt hoặc vượt chỉ tiêu doanh số.
- Thưởng thâm niên: Dành cho những nhân viên có thời gian làm việc lâu năm.
- Thưởng lễ tết: Dành cho tất cả nhân viên vào các dịp lễ, tết truyền thống.
Tăng lương định kỳ và đột xuất
Pháp luật lao động khuyến khích người sử dụng lao động tăng lương định kỳ hoặc đột xuất cho người lao động, dựa trên các yếu tố như:
- Đánh giá hiệu suất: Người lao động có thể được tăng lương dựa trên kết quả đánh giá hiệu suất công việc hàng năm.
- Thâm niên: Tăng lương cho những nhân viên có thời gian làm việc lâu năm và đóng góp ổn định cho công ty.
- Điều kiện kinh doanh: Tăng lương trong trường hợp công ty có kết quả kinh doanh tốt và muốn chia sẻ lợi nhuận với nhân viên.
Quy định về khấu trừ lương
Pháp luật cũng quy định rõ ràng về các trường hợp khấu trừ lương, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động:
- Khấu trừ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp: Người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ các khoản bảo hiểm từ lương của người lao động và đóng góp phần tương ứng của mình.
- Khấu trừ các khoản nợ: Trong trường hợp người lao động có nợ công ty hoặc bị phạt do vi phạm nội quy, các khoản này có thể được khấu trừ trực tiếp từ lương.
Quy trình xây dựng và thực hiện quy chế lương thưởng
Để đảm bảo tuân thủ pháp luật và đạt được hiệu quả quản lý nhân sự, quy chế lương thưởng của công ty cần được xây dựng và thực hiện theo một quy trình cụ thể:
- Nghiên cứu và đánh giá: Phân tích các quy định pháp luật, khảo sát mức lương thị trường và đánh giá nhu cầu của công ty.
- Xây dựng quy chế: Thiết lập các chính sách lương thưởng rõ ràng, chi tiết và phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
- Tham vấn và phê duyệt: Tham vấn ý kiến của các phòng ban liên quan và phê duyệt quy chế bởi ban lãnh đạo.
- Thông báo và triển khai: Công bố quy chế lương thưởng cho toàn bộ nhân viên và triển khai thực hiện.
- Giám sát và điều chỉnh: Theo dõi quá trình thực hiện, thu thập phản hồi và điều chỉnh quy chế khi cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và công bằng.
Bằng cách tuân thủ các quy định về lương thưởng theo pháp luật, công ty không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn xây dựng được một môi trường làm việc minh bạch, công bằng và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
3. Mẫu quy chế lương thưởng của công ty TNHH
Pháp luật không quy định một mẫu quy chế thưởng cụ thể cho các công ty. Tuy nhiên, theo Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019, việc xây dựng và công bố quy chế thưởng thuộc quyền quyết định của người sử dụng lao động. Quy chế này cần phải được công khai tại nơi làm việc và phải được thảo luận với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nếu công ty có tổ chức này.
Mẫu thao khảo:
Mẫu quy chế lương thưởng của công ty TNHH
CÔNG TY .... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
--------oOo-------- |
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc |
Số: ..... |
Hà Nội, Ngày ... tháng ... năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
(V/v: Quy chế lương thưởng, chế độ cho cán bộ, công nhân viên)
Điều 1: Đối tượng áp dụng
- Toàn bộ cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại công ty.....
Điều 2: Mục đích:
- Quy định việc trả lương, trả thưởng, phụ cấp cho từng cá nhân, từng bộ phận, nhằm khuyến khích người lao động làm việc, hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty yên tâm công tác, đáp ứng được mức sống cơ bản của cán bộ, công nhân viên.
- Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động về lương thưởng và các chế độ cho người lao động.
Điều 3: Căn cứ theo:
- Căn cứ Luật làm việc - Luật số 38/2013/QH13.
- Căn cứ Bộ luật lao động – Luật số 45/2019/QH14.
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp - Luật số 59/2020/QH14.
- Căn cứ Nghị định số 38/2022/NĐ-CP; Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty ......
- Căn cứ vào biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 02/07/2022 về việc thông qua quy chế trả lương, thưởng của công ty.
Điều 4: Nguyên tắc tính lương lương, thưởng:
- Mức tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, hỗ trợ sẽ theo kết quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty và mức độ đóng góp của người lao động theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó. Khi thay đổi công việc, thay đổi chức vụ thì hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới.
- Khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên thì tiền lương, thưởng, phụ cấp của người lao động tăng theo hiệu quả thực tế phù hợp với Quỹ tiền lương thực hiện được giám đốc phê duyệt.
Điều 5: Phân loại tiền lương:
- Lương chính: là mức lương trả cho người lao động phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề và làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Lương chính được thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiều vùng và được ghi cụ thể trong Hợp đồng lao động.
- Lương theo sản phẩm: là mức lương được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
- Lương khoán: là mức lương được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Căn cứ vào hợp đồng giao khoán với cá nhân, trên đó thể hiện rõ: Nội dung công việc giao khoán, thời gian thực hiện, mức tiền lương …
- Lương thử việc: 85% mức lương của công việc đó.
Điều 6: Các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ:
- Ngoài tiền lương chính người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác cụ thể theo từng chức danh như sau:
- Phụ cấp trách nhiệm sẽ áp dụng từ chức danh Trưởng phòng trở lên.
- Phụ cấp tiền ăn trưa, điện thoại, xăng xe sẽ áp dụng cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên cụ thể như sau:
Chức danh |
Mức phụ cấp nhận được đ/tháng |
|||
Trách nhiệm |
Ăn trưa |
Xăng xe |
Điện thoại |
|
Giám đốc |
5.000.000 |
730.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
Phó giám đốc |
4.500.000 |
700.000 |
900.000 |
800.000 |
Kế toán trưởng |
4.000.000 |
700.000 |
900.000 |
700.000 |
Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng kỹ thuật Trưởng bộ phận sản xuất |
3.500.000 |
680.000 |
800.000 |
500.000 |
Nhân viên kế toán Nhân viên kinh doanh Nhân viên kỹ thuật Thủ quỹ Thủ kho |
|
650.000 |
600.000 |
400.000 |
Nhân viên văn phòng Nhân viên bán hàng Nhân viên nhân sự |
|
600.000 |
500.000 |
200.000 |
Ghi chú: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm, ăn trưa, điện thoại, xăng xe nêu trên sẽ được hưởng theo ngày công đi làm thực tế.
VD: Nhân viên kế toán đi làm đủ ngày công trong tháng (26 ngày) sẽ được hưởng đủ: 650.000đ + 600.000đ + 400.000đ. Nếu không làm đủ là số ngày công trong tháng sẽ được chia theo số ngày công thực tế đi làm.
Điều 7: Cách tính lương:
- Cách tính lương chính thực nhận:
- Dựa vào bảng chấm công hàng tháng, kế toán tính lương chính cụ thể như sau:
Lương chính thực nhận = |
Tiền lương chính + Phụ cấp (nếu có)) |
X Số ngày công đi làm |
26 |
VD: Trong tháng có 30 ngày. Nhân viên kế toán có mức lương chính theo Hợp đồng lao động là 5.000.000 + Các khoản phụ cấp nêu trên tại điều 6. Trong tháng đó nhân viên kế toán đi làm 25 ngày.
Lương chính thực nhận = |
5.000.000 + 1.650.000 |
X 25 |
26 |
Lương chính thực nhận = 6.394.230
- Tính lương sản phẩm :
- Lương sản phẩm của người lao động dựa trên số lượng sản phẩm đạt chất lượng nhân (X) cới đơn giá sản phẩm.
- Đơn giá sản phẩm do Trưởng bộ phận sản xuất duyệt cụ thể đổi với từng sản phẩm.
- Tiền lương làm việc thêm giờ được tính cụ thể như sau:
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường = Tiền lương thực trả theo giờ x 150% x Số giờ làm thêm.
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần (Chủ nhật) = Tiền lương thực trả theo giờ X 200% X Số giờ làm thêm
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết = Tiền lương thực trả theo giờ X 300% X Số giờ làm thêm.
Điều 8: Thời hạn trả lương:
- Khối văn phòng: Sẽ trả 1 lần vào ngày 05 của tháng sau
- Khối sản xuất: Sẽ trả 1 lần vào ngày 08 của tháng sau.
Điều 9: Chế độ xét nâng lương:
- Về chế độ xét nâng lương: Mỗi năm, lãnh đạo Công ty xét nâng lương cho cán bộ, công nhân viên một lần vào tháng 01 của năm.
- Niên hạn và đối tượng được trong diện xét nâng lương: Cán bộ CNV đã có đủ niên hạn một năm hưởng ở một mức lương (kể từ ngày xếp lương lần kế với ngày xét lên lương mới ) với điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không vi phạm Nội quy lao động, không bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách bằng văn bản trở lên. Nếu có vi phạm thì không được vào diện xét. Năm sau mới được xét nâng lương, với điều kiện không tái phạm kỷ luật lao động.
- Thủ tục xét nâng lương: Phòng HCNS tổng hợp danh sách Cán bộ CNV đã đủ niên hạn nâng lương theo danh sách mà các bộ phận gửi về, rồi trình lên Ban lãnh đạo Công ty để xét duyệt. Khi được duyệt, sẽ tổ chức họp mời các cán bộ, công nhân viên được xét duyệt nâng lương đến để thông báo kết quả và trao Quyết định nâng lương.
- Mức nâng của mỗi bậc lương từ 5% - 10% mức lương hiện tại tuỳ theo kết quả kinh doanh của công ty trong năm. Mức này sẽ dựa vào thang bảng lương đã đăng ký với phòng Lao động thương binh xã hội.
Điều 10: Chế độ thưởng và các khoản hỗ trợ, phúc lợi khác:
- Các ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương:
a. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Nếu Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
b. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
- Hỗ trợ đám hiếu, hỷ, thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau:
a. Mức hỗ trợ đám hiểu, hỷ đổi với bản thân và gia đình:
- Bản thân người lao động: 1.000.000 đồng/1 người/1 lần.
- Vợ, chồng, bố mẹ, anh, chị em ruột: 500.000đ/1 người/1 lần.
b. Mức hỗ trợ thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau:
- Bản thân người lao động: 500.000 đồng/1 người/1 lần.
- Vợ, chồng, bố mẹ, anh, chị em ruột: 200.000đ/1 người/1 lần.
- Hỗ trợ du lịch, nghỉ mát
- Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, Giám đốc sẽ có quyết định cụ thể về thời gian, địa điểm, mức phí đi du lịch, nghỉ mát.
- Hỗ trợ học phí đào tạo:
- Khi có những công việc hoặc chức danh đòi hỏi cán bộ, công nhân viên phải đi học để đáp ứng điều kiện làm công việc hoặc chức danh đó, thì học phí đó sẽ do công ty sẽ chi trả.
- Mức học phí sẽ theo hoá đơn, chứng từ thực tế từng khoá học.
- Thưởng cuối năm:
- Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, nếu có lãi Công ty sẽ trích từ lợi nhuận đễ thưởng cho Người lao động mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.
- Mức thưởng cụ thể từng NLĐ tùy thuộc vào sự đóng góp công sức, chất lượng công tác, chấp hành đầy đủ nội quy, các quy định của Công ty.
- Hàng năm Giám đốc sẽ quyết định bằng văn bản cụ thể về mức hưởng đổi với từng NLĐ.
- Thưởng sinh nhật NLĐ, các ngày lễ 8/3, 30/4 và 1/5, Quốc tế thiếu nhi 1/6, Ngày quốc khách 2/9, Tết trung thu, Tết Dương lịch:
- Mức tiền thưởng từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty và sự đóng góp công sức, chất lượng công tác, chấp hành đầy đủ nội quy của NLĐ.
- Giám đốc sẽ quyết định bằng văn bản cụ thể về mức hưởng đổi với từng NLĐ tại thời điểm chi thưởng.
- Thưởng thâm niên:
- Những NLĐ có thâm niên làm việc từ 2 năm trở lên sẽ được thưởng thâm niên.
Tiền thưởng thâm niên = số tháng thâm niên X số tiền thâm niên 1 tháng.
+ Số tiền thâm niên 1 tháng: Sẽ được tính theo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp và mức cống hiến của từng nhân viên. Mức cụ thể hàng năm sẽ do Giám đốc quyết định bằng văn bản cụ thể vào cuối năm âm lịch.
- Thưởng đạt doanh thu:
- Cuối năm dương lịch những nhân viên kinh doanh đạt doanh thu do Giám đốc giao, sẽ được thưởng thêm 2% Tổng doanh thu mà nhân viên đó đạt được.
- Cuối năm nếu Phòng kinh doanh dạt doanh thu do Giám đốc giao, sẽ được thưởng thêm 5% Tổng doanh thu mà Phòng đạt được.
- Công tác phí:
- Nếu đi về trong ngày sẽ được hỗ trợ: 200.000đ/ 1 ngày
- Nếu đi từ 2 ngày trở lên, mức hỗ trợ sẽ như sau:
+ Nếu đi các Tỉnh lân cận như: Hà nam, Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên mức hỗ trợ: 250.000đ/1 ngày
+ Nếu đi TP Đà Nẵng mức hỗ trợ: 300.000đ/1 ngày
+ Nếu đi TP Hồ Chí Minh mức hỗ trợ: 400.000đ/1 ngày.
Ghi chú: Đây là mức công tác phí hỗ trợ ăn uống, sinh hoạt cá nhân, đi lại tại địa bàn đó. Còn chi phí vé máy bay, tàu xe, nhà nghỉ, khách sạn thì nhân viên phải lấy hoá đơn, chứng từ thanh toán về để Công ty thanh toán.
Trên đây là nội dung bản quy định về trả tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ – trợ cấp được áp dụng đối với toàn thể Cán bộ, công nhân viên của Công ty, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Giao cho Trưởng phòng HCNS và Kế toán trưởng Công ty, triển khai thực hiện. Quá trình có phát sinh vướng mắc, sẽ được nghiên cứu điều chỉnh phù hợp.
Nơi nhận: |
Giám đốc |
- Các phòng ban Công ty - Toàn thể cán bộ, công nhân viên - Lưu VT |
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
>>> Tìm hiểu thêm về: Thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty TNHH
4. Lương thưởng có phải chịu thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của pháp luật, thu nhập chịu thuế bao gồm tất cả các khoản tiền mà người lao động nhận được từ công ty, chẳng hạn như:
- Lương cơ bản: Số tiền mà người lao động nhận được hàng tháng theo hợp đồng lao động.
- Phụ cấp và trợ cấp: Các khoản phụ cấp ăn trưa, đi lại, nhà ở, thâm niên, chức vụ, độc hại, v.v.
- Thưởng: Thưởng hiệu suất, thưởng doanh số, thưởng thâm niên, thưởng lễ tết và các khoản thưởng khác.
- Thu nhập khác: Các khoản thu nhập khác mà người lao động nhận được ngoài lương và thưởng, như tiền làm thêm giờ, tiền hoa hồng, tiền hỗ trợ đào tạo, v.v.
Do đó, lương và các khoản thưởng mà nhân viên nhận được từ công ty đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thuế TNCN được tính dựa trên tổng thu nhập của cá nhân trong một kỳ tính thuế, bao gồm lương cơ bản, các khoản phụ cấp, và các khoản thưởng.
>>> Xem thêm: Công ty TNHH có được phát hành trái phiếu?
5. Câu hỏi thường gặp
Pháp luật có yêu cầu cụ thể về nội dung của mẫu quy chế lương thưởng không?
Trả lời: Pháp luật không yêu cầu một mẫu quy chế lương thưởng cụ thể. Tuy nhiên, theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, quy chế lương thưởng do người sử dụng lao động quyết định và phải được công bố công khai tại nơi làm việc. Công ty cần đảm bảo rằng quy chế này phù hợp với các quy định pháp luật và các thỏa thuận lao động.
Có cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động khi xây dựng quy chế lương thưởng không?
Trả lời: Có, nếu công ty có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo quy định, quy chế lương thưởng cần được tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động trước khi công bố công khai.
Quy chế lương thưởng có thể thay đổi không?
Trả lời: Có, quy chế lương thưởng có thể được thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty và các quy định pháp luật mới. Mọi thay đổi cần được công bố công khai và thông báo tới toàn bộ nhân viên.
Việc xây dựng quy chế lương thưởng sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp nâng cao uy tín và hệ thống lương thưởng cũng sẽ giúp nhân viên thêm phần gắn bó lâu dài với công ty, doanh nghiệp đó. Mẫu quy chế lương thưởng của công ty TNHH trong bài viết mong có thể sẽ giúp Quý bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo để soạn thảo và có một hệ thống lương thưởng hợp lý trong công ty. Nếu Quý bạn đọc còn có những vấn đề khác về công ty TNHH có thể liên hệ với Công ty Luật ACC qua số hotline 1900.3330 để được hỗ trợ tư vấn.
Nội dung bài viết:
Bình luận