Quy chế dân chủ ở cơ sở là gì? Những vấn đề liên quan đến quy chế dẫn chủ ở cơ sở được quy định như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin chi tiết để bạn đọc tham khảo và hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
1. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là gì?
Khi ban hành quy chế dân chủ bạn cần thực hiện các nguyên tắc như sau:
+ Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
+ Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
+ Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
Theo Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
- Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
- Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
3. Ý nghĩa của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần phát huy được vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân tham gia bàn bạc những công việc của địa phương, đất nước; góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, hương ước, quy ước, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư. Bầu không khí dân chủ trong Đảng, trong xã hội được mở rộng, tạo khí thế phấn khởi, khích lệ các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn, giành được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh…
4. Câu hỏi thường gặp
1. Quy chế dân chủ được thực hiện như thế nào?
Quy chế dân chủ phải quy định cụ thể nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai; nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến; nội dung, hình thức người lao động được quyết định; nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát.
Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc; số lượng, thành phần tham gia đối thoại; số lần, thời gian tham gia đối thoại hằng năm; cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ
2. Ai có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
>> Xem thêm: Dân chủ là gì?
>> Xem thêm: Thế nào là quyền làm chủ của nhân dân?
Trên đây là toàn bộ nội dung về "Quy chế dân chủ ở cơ sở là gì?” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận