Dân chủ là gì? Các hình thức dân chủ [Cập nhật 2024]

Bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố với thế giới đã khẳng định quyền tự do dân chủ là của tất cả mọi người dân Việt Nam. Vậy dân chủ là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

 

Dân chủ là gì?

Dân chủ là gì?

 

1. Dân chủ là gì?

Dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra; là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

2. Quyền dân chủ là gì?

Quyền dân chủ chính là những yêu sách, nhu cầu nội tại của mỗi cá nhân, với tư cách là công dân đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực pháp lý dân chủ trong một thiết chế xã hội dân chủ nhằm bảo đảm sự tham gia một cách tự do, bình đẳng và đầy đủ vào các công việc của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội của con người.

3. Các hình thức dân chủ

3.1 Dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp hay còn gọi là dân chủ thuần túy là một hình thức nhà nước dân chủ trong đó các công dân của một quốc gia trực tiếp bỏ phiếu thông qua luật pháp của quốc gia đó thay vì bầu ra các đại diện để chấp thuận các luật đó. Dân chủ trực tiếp hiện đại đặc trưng bởi ba trụ cột chính là:

– Quyền đề xướng luật lệ

– Trưng cầu dân ý bao gồm cả trưng cầu dân ý bắt buộc cho phép nhân dân bỏ phiếu phủ quyết sự ban hành pháp luật

– Bãi nhiệm bằng cách gửi kiến nghị hoặc trưng cầu dân ý cho phép nhân dân có quyền bãi nhiệm những người đã được bầu ra.

3.2 Dân chủ đại diện

Dân chủ đại diện là một hình thức nhà nước dân chủ được các đại diện của người dân vận hành trên nguyên tắc thi hành chủ quyền nhân dân, “đại diện” ở đây có thể hiểu là những đại diện được bầu lên và đại diện cho ý chí của một nhóm người nào đó. Gần như tất cả các nền dân chủ phương Tây hiện đại là mang hình thức dân chủ đại diện.

3.3 Dân chủ bán trực tiếp

Dân chủ bán trực tiếp là nền dân chủ kết hợp những yếu tố của cả hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

Bên cạnh các hình thức dân chủ cơ bản trên còn xuất hiện các biến thể của nền dân chủ như:

- Quân chủ lập hiến: Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng mọi quyền lực, mọi chi phối trong các hoạt động trong xã hội không còn tập trung trong tay vua hay nữ hoàng.

- Cộng hòa lập hiến là hình thức dân chủ đại diện với một người đứng đầu nhà nước, chẳng hạn như một tổng thống hoặc một chủ tịch nước, được nhân dân bầu lên và chỉ có thể nắm quyền trong một khoảng thời gian hạn chế.

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế dộ dân chủ đã được xác lập ở các nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Các hình thức dân chủ

Các hình thức dân chủ

4. Nguyên tắc bảo đảm thực thi dân chủ là gì?

Nguyên tắc nền tảng của việc thực thi và bảo đảm dân chủ đó là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Từ mục đích như vậy, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu này. Tổng thể các biện pháp này tạo ra một cơ chế hữu hiệu và duy nhất cho việc bảo đảm và thực thi quyền dân chủ rộng rãi trong xã hội. Chẳng hạn, nếu dân không được biết, không được tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, pháp luật, vào công việc của Nhà nước nghĩa là dân đã không được bảo đảm các quyền chính trị của mình. Dân không “biết”, dân sẽ không thể “bàn” được, và do đó sẽ không “làm” được và không thể “kiểm tra” được quá trình hay công việc đó.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Mối quan hệ giữa hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp là gì?

Hai hình thức này có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại và chuyển hoá cho nhau. Để thực hiện được dân chủ đại diện thì phải cần đến dân chủ trực tiếp, chẳng hạn việc bầu cử lựa chọn ra các đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân, nghĩa là trước khi mỗi công dân chuyển giao quyền lực của mình cho người đại diện, những đại biểu dân cử và cho Nhà nước thì họ đã phải thực hiện dân chủ trực tiếp.

5.2 Quyền dân chủ là gì ?

Quyền dân chủ chính là những yêu sách, nhu cầu nội tại của mỗi cá nhân, với tư cách là công dân đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực pháp lý dân chủ trong một thiết chế xã hội dân chủ nhằm bảo đảm sự tham gia một cách tự do, bình đẳng và đầy đủ vào các công việc của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội của con người.

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về dân chủ là gì không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về dân chủ là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về dân chủ là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi dành cho các bạn đang còn thắc mắc dân chủ là gì? Nếu các bạn còn vướng mắc xoay quanh đến vấn đề này hoặc nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC:

Hotline:1900.3330
Zalo:0846967979
Gmail:[email protected]
Website: accgroup.vn

✅ Kiến thức: ⭕ Dân chủ là gì
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (647 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo