Phân tích thời điểm giao kết hợp đồng - Luật ACC

Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hợp đồng được coi là đã giao kết. Bài viết phân tích các vấn đề pháp lý liên quan, phát sinh trong quá trình giao kết hợp đồng (nói chung) để quý khách hàng tham khảo:

handshake-for-blog
Phân tích thời điểm giao kết hợp đồng - Luật ACC

1. Khái niệm thời điểm giao kết hợp đồng:

Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hợp đồng được coi là đã giao kết hợp đồng.

Theo điều 400 của Bộ luật dân sự năm 2015, quy định như sau:

  1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
  2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
  3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
  4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.

2. Quá trình giao kết hợp đồng:

Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. Qúa trình giao kết hợp đồng được diễn ra thông qua hai giai đoạn, đó là giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên quá trình này có thể là một quá trình thương lượng và thỏa thuận được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nên bên đưa ra lời đề nghị ban đầu lại có thể trở thành bên cuối cùng trả lời chấp nhận đề nghị. Do đó, muốn xác định rõ thời điểm trả lời giao kết hợp đồng dân sự thì phải xác định được các dấu hiệu cơ bản của một lời đề nghị giao kết hợp đồng cũng như chấp nhận giao kết hợp đồng.

2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng

- Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

- Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

2.2 Thông tin trong giao kết hợp đồng

- Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.

- Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.

- Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2.3 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

- Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

+ Do bên đề nghị ấn định;

+ Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

- Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

+ Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

2.4 Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng:

- Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:

+ Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

+ Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

- Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng để được coi là có hiệu lực phải chứa đựng các dấu hiệu cơ bản theo trình tự giao kết hợp đồng cơ bản như trên.

3. Hình thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:

Các bên có thể thỏa thuận về hình thức trả lời chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự như: trả lời trực tiếp, trả lời thông qua văn bản, sự im lặng,...Trong trường hợp các bên thỏa thuận sự im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thi hết thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mà bên được đề nghị vẫn im lặng thì cũng coi như bên được đề nghị đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, và hợp đồng được giao kết từ thời điểm đó.

Hợp đồng có thể giao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói tùy theo lựa chọn của các bên. Đối với trường hợp hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì quá trình đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết sẽ kết thúc khi các bên thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thông thường, quá trình giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua lời nói sẽ diễn ra trực tiếp ( các bên trao đổi trực tiếp) và với các hợp đồng có giá trị nhỏ, việc giao kết và thực hiện diễn ra trong thời gian ngắn.

Vấn đề đặt ra là các bên thỏa thuận những điều khoản nào về nội dung của hợp đồng thì coi là hợp đồng đã được giao kết thì khoản 3 điều 400 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chưa có đề cấp đến. Thực tế thì đối với hợp đồng đuộc giao kết bằng lời nói, thông qua quá trình giao kết, các bên thường thỏa thuận về tất cả nội dung của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên các bên chỉ cần thỏa thuận về các điều khoản cơ bản của hợp đồng thì hợp đồng đã được coi là giao kết.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng đối với hợp đồng bằng văn bản:

Đối với các hợp đồng có hình thức xác lập bằng văn bản thì quá trình giao kết hợp đồng sẽ kết thúc khi các bên đã ký vào văn bản hoặc hình thức chấp thuận khác được thể hiện trên bản như điểm chỉ hoặc vừa ký vừa điểm chỉ. Nếu ban đầu hợp đồng được giao kết bằng lời nói sau đó xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận bằng lời nói về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng là một trong các yếu tố thể hiện tính tự nguyện của các bên mà không phải nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý nhất định như về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác. Và cũng là căn cứ để xác định giá của tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản khi các bên không thỏa thuận về giá, hoặc xác định giá của dịch vụ trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về giá của dịch vụ.

5. Hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật:

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm kết thúc quá trình thỏa thuận tức là tại thời điểm này các bên đã đạt được sự thống nhất về các nội dung của hợp đồng. Do đó, đây cũng chính là thời điểm sự thỏa thuận của các bên có giá trị pháp lý, tức là hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên nếu các bên có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không trùng với thời điểm giao kết hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phải thời điểm giao kết mà chính là thời điểm do các bên thỏa thuận. Đối với các trường hợp pháp luật quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực thì sẽ tuân theo quy định đó ( Ví dụ theo điều 459 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định là bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản).

Đối với hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều 22 nghị định 21/2021/NĐ -CP này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo