Quyền sử dụng đất là một loại tài sản có giá trị lớn và quan trọng trong quan hệ hôn nhân. Việc phân chia quyền sử dụng đất khi vợ chồng có nhu cầu hoặc phát sinh tranh chấp luôn là vấn đề phức tạp và đòi hỏi phải tuân thủ các quy định pháp luật một cách chặt chẽ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về việc chia tài sản chung là quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân, quy định pháp luật liên quan, nội dung cụ thể của việc phân chia quyền sử dụng đất, cùng với việc giải đáp một số câu hỏi thường gặp.
Thảo luận việc phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất
1. Tài sản chung là quyền sử dụng đất có được chia trong thời kỳ hôn nhân không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định thì Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo quy định trên của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc chia tài sản chung, bao gồm cả quyền sử dụng đất, trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia quyền sử dụng đất cần được lập thành văn bản, có thể cần công chứng hoặc chứng thực tùy vào loại đất và quy định pháp luật liên quan. Điều này cho phép vợ chồng có thể linh hoạt trong việc quản lý và sử dụng quyền sử dụng đất, tuy nhiên, việc chia tài sản chung này không làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng, và đất đai có thể tiếp tục được coi là tài sản chung nếu không có thỏa thuận khác.
2. Thảo luận việc phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất
Theo Điều 38 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, thì pháp luật nước ta cho phép việc thỏa thuận chia tài sản chung của hai vợ chồng, kể cả là quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, sự thỏa thuận này của hai vợ chồng phải hợp pháp, không được rơi vào những trường hợp bị cấm theo Điều 42 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
Việc phân chia quyền sử dụng đất giữa vợ chồng cần phải tuân thủ các quy định về Luật đất đai năm 2013 và Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Cụ thể, Tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định thì Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, luật không quy định thỏa thuận phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng phải công chứng, chứng thực.Do đó, thỏa thuận chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực được thực hiện khi các bên có thỏa thuận giữa các bên.
3. Tại sao văn bản thỏa thuận chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của hai vợ chồng lại không cần công chứng chứng thực?
Tại sao văn bản thỏa thuận chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của hai vợ chồng lại không cần công chứng chứng thực?
Để giải thích vấn đề này, ta phải tìm hiểu đên sự khác nhau của hai vấn đề này. Sự khác nhau giữa những giao dịch phải công chứng, chứng thực theo Luật Đất đai 2013 và thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực như sau:
Thứ nhất, Các giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Đất đai 2013 là những giao dịch thực hiện giữa một bên là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và một bên không phải là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Do đó, các giao dịch này cần được công chứng, chứng thực để phòng ngừa rủi ro trong giao dịch chuyển quyền; để xác định một bên có quyền hợp pháp với tài sản và một bên có quyền nhận chuyển quyền hợp pháp với tài sản đó.
Thứ hai, Đối với giao dịch thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Đất đai 2013), đây là giao dịch giữa hai bên cùng là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đang cùng có quyền hợp pháp đối với tài sản chung được pháp luật công nhận và bảo vệ. Vì vậy, họ có quyền tự thỏa thuận với nhau phân chia quyền lợi của mình trong khối tài sản sản chung đó mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Ngoài ra, trong thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ và chồng tại Điều 84 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT cũng không có quy định bắt buộc văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải công chứng, chứng thực.
Như vậy, từ những căn cứ pháp lý trên có thể nhận định rằng, thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Nếu vợ chồng không thể tự thỏa thuận, tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc phân chia quyền sử dụng đất dựa trên các quy định pháp luật và các chứng cứ mà hai bên cung cấp. Tòa án sẽ xem xét yếu tố công bằng, sự đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản này để đưa ra quyết định.
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
Tài sản chung là quyền sử dụng đất có thể được chia trong thời kỳ hôn nhân không?
Vợ chồng có thể thỏa thuận chia quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân, và việc này cần được lập thành văn bản và có thể phải công chứng hoặc chứng thực.
Nếu không thỏa thuận được việc chia quyền sử dụng đất, vợ chồng nên làm gì?
Nếu không thể tự thỏa thuận, vợ chồng có thể yêu cầu tòa án giải quyết việc phân chia quyền sử dụng đất theo các quy định pháp luật hiện hành.
Việc phân chia quyền sử dụng đất có cần đăng ký tại cơ quan nhà nước không?
Việc phân chia quyền sử dụng đất cần được đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai để đảm bảo tính pháp lý.
Nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất sẽ được chia như thế nào?
Nghĩa vụ tài chính liên quan như thuế, nợ ngân hàng, sẽ được phân chia dựa trên thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của tòa án.
Quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị cao, do đó, việc phân chia cần được thực hiện một cách cẩn trọng, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Để bảo vệ quyền lợi của mình, vợ chồng nên tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan và cân nhắc các yếu tố cần thiết trước khi tiến hành phân chia tài sản. Trong trường hợp không thể tự giải quyết, sự tư vấn của luật sư hoặc sự can thiệp của tòa án là cần thiết để đảm bảo mọi quyền lợi của các bên đều được bảo vệ một cách công bằng và hợp pháp.
Nội dung bài viết:
Bình luận