Tìm hiểu về quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng

Đối với một số cặp vợ chồng trẻ thường tiếp xúc với văn hóa phương Tây có tư tưởng thoáng hơn, thì việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng có thể dễ dàng chấp nhận hơn. Việc phân chia tài sản như vậy sẽ buộc hai bên phải có trách nhiệm hơn với tài sản của mình, tránh việc thu nhập ỉ lại vào một người. Vậy hãy cùng Tìm hiểu về quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng

Những sai lầm thường gặp trong cách nói chuyện giữa hai vợ chồng

Tìm hiểu về quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng

1/ Quyền ở hữu về tài sản là gì?

Theo luật, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyến tài sản.

Tài sản được phần loại thành bất động sản và động sản.

Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản thường được xác định gắn liền với chủ sở hữu của nó. Vậy một người làm thế nào để trở thành chủ sở hữu của một tài sản nào đó và khi là chủ sở hữu thì người này được những quyền gì đối với tài sản của mình. Hay trường hợp khi tài sản được vợ chồng sở hữu thì việc quyết định tài sản chung này cũng có nhiều khác biệt so với tài sản thuộc từng cá nhân. Mặt khác mỗi loại tài sản có quy định riêng biệt về việc xác lập và sở hữu nó.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì quyền sở hữu là những quyền dân sự đối với tài sản và Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác nhận:

“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.

Đây là những quyền dân sự cụ thể của chủ sở hữu, ba quyền năng trên hợp thành nội dung quyền sở hữu.

* Quyền chiếm hữu

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Điều này được hiểu theo một cách đơn giản và thông thường nhất là sự nắm giữ, quản lý cũng như chi phối đối với một hay nhiều tài sản. Quyền chiếm hữu sẽ có hai loại đó là chiếm hữu ngay tình (chiếm hữu có căn cứ pháp luật) và việc chiếm hữu không ngay tình (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật).

* Quyền sử dụng

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sử dụng là quyền trong việc khai thác công dụng, cũng như hưởng các hoa lợi, lợi tức của tài sản. Có thể hiểu một cách đơn giản, quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản là việc khai thác cũng như việc hưởng lợi ích từ khối tài sản khai thác được trong phạm vi pháp luật cho phép. Về nguyên tắc, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

* Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là một trong các quyền năng của chủ sở hữu để quyết định số phận của tài sản. Căn cứ theo Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền định đoạt là quyền thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữ, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Chủ sở hữu tài sản thực hiện quyền định đoạt của mình trên hai phương diện: Thứ nhất, định đoạt về số phận thực tế của tài sản như tiêu dùng hết, hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản; thứ hai, định đoạt về số phận pháp lý của tài sản là việc làm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ người này sang người khác.

2/ Xác lập quyển sở hữu tài sản để làm gì?

Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu bao gồm quyển chiếm hữu, quyển sử dụng và quyển định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Quyển chiếm hữu cho phép bạn nắm giữ, quản lý tài sản, ví dụ như bạn được quyển cất giữ, bảo quản chiếc xe máy của bạn tại nhà. Trong khi đó quyền sử dụng cho phép bạn khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, ví dụ như bạn được quyền sử dụng chiếc xe máy của bạn

để đi lại, chở người thần hoặc chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập. Và cuối cùng quyền định đoạt cho phép bạn chuyển giao quyển sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó, ví dụ như bạn được quyển bán hoặc tặng cho chiếc xe máy đó cho người khác.

Một người chỉ được xem là chủ sở hữu của một tài sản nào đó nếu người này có được đủ ba quyến nêu trên thông qua việc xác lập quyển sở hữu tài sản. Trong cuộc sống thường ngày cũng có nhiều người được trao một, hai hoặc cả ba quyển trên nhưng không phải là chủ sở hữu của tài sản. Ví dụ, người trông giữ xe được chủ sở hữu gửi xe thì có quyền nắm giữ, quản lý chiếc xe đó trong thời gian trông giữ chiếc xe đó, bố mẹ có thể cho con cái mượn xe máy để đi làm, con có quyền quản lý và sử dụng chiếc xe này nhưng không có quyền định đoạt chiếc xe bằng cách bán cho người khác, nhưng cũng có trường hợp bố mẹ ủy quyền đầy đủ ba quyền nêu trên cho người con nhưng người con vẫn không phải là chủ sở hữu của chiếc xe này. Như vậy, việc có đủ ba quyển nêu trên đối với tài sản nhưng vẫn có thể chưa được công nhận là chủ sở hữu của tài sản. Bởi vì ngoài yếu tố được thực hiện các quyền đối với tài sản, pháp luật còn yêu cầu chúng ta phải thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan quản lý Nhà nước.

3/ Các căn cứ xác lập quyển sở hữu tài sản

Pháp luật đã liệt kê các trường hợp quyển sở hữu được xác lập đối với tài sản như dưới đây:

- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

- Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyển khác;

- Thu từ hoa lợi, lợi tức;

- Tạo thành sản phẩm mới sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

- Được thừa kế tài sản;

- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấy, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

- Chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản; và

- Các trường hợp khác do luật quy định.

Như vậy, nếu bạn có được tài sản trong bất kỳ trường hợp nào trong 8 trường hợp nêu trên thì bạn sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản đó.

4/ Vợ chồng có nên xác lập tài sản riêng không?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, các tài sản của vợ, chồng được xác lập trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định là tài sản chung của vợ, chồng, trừ các tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chổng. Do đó, nếu tài sản mà vợ, chổng muốn xác định là tài sản riêng không thuộc một trong các loại tài sản được pháp luật mặc định là tài sản riêng được nêu ở trên, các bên phải thực hiện các thủ tục xác lập tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định để được pháp luật công nhận quyền sở hữu riêng của mỗi người đối với các loại tài sản này.

Việc xác lập tài sản riêng của vợ, chổng trong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện thông qua một trong hai hình thức sau: chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; hoặc thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ, chồng.

5/ Có nên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ, chồng trước hôn nhân?

Thỏa thuận vể chế độ tài sản của vợ chồng góp phần đảm bảo vợ, chồng có quyền tự định đoạt tài sản riêng của mình. Đồng thời, điều này còn cho phép vợ chồng có thể tự bảo toàn khối tài sản riêng của mình, giảm hoặc tránh được những xung đột, tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn. Quyền tài sản của vợ chồng là quyền gắn với nhân thân vợ chồng vì vậy cần phải để cho chính họ cùng nhau thỏa thuận, quyết định lựa chọn một hình thức thực hiên hợp lý, có lợi nhất cho bản thân và gia đình.

Trên thực tế, bạn ắt hẳn có thể biết đến rất nhiều ví dụ xung quanh về những gia đình mà vợ chồng bất hòa do một người (vợ hoặc chồng) sử dụng tài sản chung của gia đình vào những mục đích mà người còn lại không đổng ý. Chẳng hạn như người chồng sử dụng tiền bạc, tài sản để giúp đỡ người quen trong khi người vợ thì lại muốn để dành tiền cho việc chăm lo con cái và gia đình. Đây chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều trường hợp mà bạn hoàn toàn có thể bắt gặp trong cuộc sống.

Thỏa thuận vể chế độ tài sản của vợ chồng sẽ làm giảm rủi ro về kinh tế cho gia đình khi tham gia các hoạt động kinh doanh. Vì, trong hoạt động kinh doanh chứa đựng khá nhiều rủi ro, Khi việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính một cách riêng biệt sẽ làm hạn chế ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình.

Như tên gọi của thủ tục này, đây là thủ tục giúp cho vợ, chồng phân chia rõ ràng các tài sản chung nào trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người sau khi hoàn tất việc phân chia. Vợ, chồng có thể thỏa thuận để chỉ phần chia một phẩn tài sản chung hoặc phân chia toàn bộ các tài sản chung, hoặc thậm chí ghi nhận sự công nhận của một bên đối với tài sản riêng đã có sẵn trước đầy của bên còn lại nhằm tránh tranh chấp vể sau. Trong trường hợp sau này vợ, chồng quyết định ly hôn với nhau, văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ được Tòa án sử dụng để làm căn cứ phần chia tài sản của vợ, chồng như đã thỏa thuận.

Trên đây là một số thông tin về Tìm hiểu về quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng - Công ty Luật ACC, trong trường hợp bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin về lĩnh vực dân sự, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo