Kháng cáo cũng đồng nghĩa với chống án mà trước đây và hiện nay một số người vẫn thường dùng. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng ình sự không dùng từ "chống án" nên trong các văn bản có tính chất pháp lý chỉ sử dụng từ "kháng cáo". Vậy ai có quyền kháng cáo? Nguyên đơn dân sự có được quyền kháng cáo không? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Kháng cáo là gì
Kháng cáo là quyền của đương sự và những chủ thể khác được pháp luật quy định trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm thì sẽ có quyền nộp đơn kháng cáo trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tòa án ra bản án.
2. Nguyên đơn dân sự có quyền kháng cáo không?
Căn cứ theo khoản 1 điều 331 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :
Điều 331. Người có quyền kháng cáo
1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Như vậy nguyên đơn dân sự có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Do nguyên đơn dân sự tham gia vụ án để giải quyết vấn đề dân sự phát sinh trong vụ án hình sự, vì vậy quyền kháng cáo của họ chỉ hạn chế trong phạm vi những phần bản án, quyết định liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
Nếu nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì người đại diện hợp pháp của họ cũng có quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Ngoài ra, BLTTHS năm cũ đã có quy định mới về việc kháng cáo đối với đương sự là người chưa thành niên: đối với những người này, người bảo vệ quyền lợi cho họ có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
3. Quy định về thời hạn kháng cáo
Theo quy định tại Bộ Luật Tố tụng hình sự, thời hạn kháng cáo của những người tham gia tố tụng và đại diện hợp pháp cho họ được quy định như sau:
- Đối với những người có mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
- Đối với những người vắng mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Thời hạn kháng cáo trên là đối với bản án sơ thẩm, riêng đối với quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của tòa án cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày nhận quyết định.
Trên đây là những vấn đề về quyền kháng cáo của nguyên đơn dân sự mà ACC muốn đem đến cho các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho các bạn!
Nội dung bài viết:
Bình luận