Người lao động nghỉ hưu theo Quyết định 176 được hưởng chế độ như thế nào? Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin chia sẻ thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây.
1. Một số thông tin về Quyết định 176
Quyết định 176 có tên đầy đủ là Quyết định số 176/HĐBT ngày 08/9/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh. Quyết định này được ban hành nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế quốc doanh chuyển sang kinh doanh, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tận dụng tối đa lực lượng lao động hiện có, từng bước chuyển số lao động không có nhu cầu sử dụng trong các đơn vị kinh tế quốc doanh sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác.
Trong Quyết định số 176, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã đưa ra 04 chế độ đối với lao động dôi dư gồm: chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần; chế độ trợ cấp tạm ngừng việc (trường hợp ngừng việc trên 3 tháng thì chuyển sang chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần); chế độ hưu trí; chế độ mất sức lao động.
2. Chế độ hưu trí và trợ cấp mất sức lao động theo Quyết định 176
Quyết định 176 đã đưa ra chế độ hưu trí và trợ cấp mất sức lao động đối với người lao động dôi dư như sau:
- Cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh áp dụng điều kiện giảm tuổi về hưu theo Quyết định số 227-HĐBT ngày 29-12-1987 của Hội đồng Bộ trưởng đối với số công nhân sản xuất mà đơn vị không có nhu cầu sử dụng.
- Chế độ trợ cấp mất sức lao động hiện hành (quy định tại Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng) được sửa đổi để áp dụng thống nhất cho số cán bộ, công nhân viên chức về nghỉ từ khi có Quyết định này như sau.
- Công nhân viên chức về nghỉ mất sức lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng, thời hạn trợ cấp hàng tháng bằng 1/2 thời gian công tác đã quy đổi (trừ một số đối tượng đặc biệt do Nhà nước quy định).
- Đối với số công nhân viên chức đang nghỉ hưởng chế độ mất sức lâu nay, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cùng Bộ Tài chính và các ngành Liên quan nghiên cứu sửa đổi chế độ mất sức lao động hiện hành và phương án triển khai, trình Hội đồng Bộ trưởng xem xét và quyết định để thực hiện từ ngày 1-1-1990.
3. Chế độ chính sách cho người lao động đã nghỉ theo Quyết định 176 trước đây
Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định về tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng BHXH như sau: “Người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01/11/1987 đến trước ngày 01/01/1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm, chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp BHXH một lần, tính đến ngày 31/12/1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị thì được tính thời gian công tác trước khi nghỉ chờ việc để tính hưởng BHXH”.
Điểm a, Mục 3 Quyết định số 176-HĐBT ngày 09/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về chế độ thôi việc như sau:
“Đối với số lao động ra làm việc ở khu vực ngoài kinh tế quốc doanh được thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc thì cứ mỗi năm công tác liên tục được trợ cấp một tháng lương cơ bản cộng phụ cấp (nếu có), tối thiểu là 3 tháng, do đơn vị trả, Nhà nước trợ giúp một phần đối với đơn vị có nhiều khó khăn nhưng tối đa không quá 1/2 số trợ cấp, phần trợ giúp này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Trợ cấp theo chế độ này được chi trả trực tiếp một lần cho người lao động. Nếu nguồn chi trả và số tiền mặt có khó khăn thì bàn với người lao động trả rải ra một số lần”.
Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ việc trước ngày 01/01/1995 và đã hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Quyết định số 176-HĐBT, do đó, thời gian công tác của người lao động trước khi nghỉ việc không được xem xét giải quyết hưởng BHXH theo quy định hiện hành.
Trường hợp người lao người lao động nghỉ việc trước ngày 01/01/1995 và chưa được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Quyết định số 176-HĐBT, thì thời gian công tác của người lao động trước khi nghỉ việc được xem xét giải quyết hưởng BHXH theo quy định hiện hành.
Trên đây là những thông tin về việc nghỉ hưu theo Quyết định 176 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn đọc có thắc mắc về các vấn đề trong bài viết hoặc cần được hỗ trợ tư vấn cụ thể các vấn đề hay vụ việc trong lĩnh vực lao động, bạn có thể liên hệ đến ACC để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn tận tình và cụ thể của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận