Quyền sở hữu và quản lý tài sản chung của vợ chồng là một trong những khía cạnh quan trọng của hôn nhân, đặc biệt khi liên quan đến việc mua bán tài sản. Nhiều người thắc mắc liệu một bên vợ hoặc chồng có thể tự ý quyết định mua bán tài sản chung mà không cần sự đồng ý của bên kia hay không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều kiện để mua bán tài sản chung của vợ chồng, xem xét liệu có thể tự ý mua bán tài sản chung không, và những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản chung, cùng với một số câu hỏi thường gặp về vấn đề này.
Có được tự ý mua bán tài sản chung của vợ chồng không?
1. Điều kiện để mua bán tài sản chung của vợ chồng là gì?
Theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Đặc biệt, đối với Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”( trích Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014).
Nhằm mục đích bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, nên đối với việc mua bán tài sản chung của vợ chồng, tại Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định rõ: “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Riêng đối với các loại tài sản như Bất động sản;Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu và Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.”
Từ quy định trên ta thấy, điều kiện tiên quyết để thực hiện việc mua bán tài sản chung của vợ chồng đó là phải có sự thỏa thuận và đồng ý của hai vợ chồng. Trong trường hợp một người đại diện cho người kia thực hiện, thì phải có văn bản ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các giao dịch mua bán tài sản chung phải tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định khác có liên quan, chẳng hạn như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, và Luật Kinh doanh bất động sản nếu tài sản là bất động sản.
2. Có được tự ý mua bán tài sản chung của vợ chồng không?
Không. Về nguyên tắc, không được tự ý mua bán tài sản chung của vợ chồng mà không có sự đồng ý của cả hai bên. Pháp luật yêu cầu phải có sự thống nhất và đồng thuận từ cả hai vợ chồng trong việc quản lý, sử dụng, và định đoạt tài sản chung. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi của mỗi bên và tránh tình trạng một bên lạm dụng quyền lực để tự ý quyết định các vấn đề tài sản mà không quan tâm đến quyền lợi của bên kia. ( Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ khi một bên tự ý mua bán tài sản chung mà không cần sự đồng ý của bên kia vẫn được Pháp luật công nhận .Chẳng hạn như trường hợp Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Cụ thể, Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
- Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.
- Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.
Do đó, người chồng/vợ có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó nên giao dịch giữa người chồng với người mua tài sản trên sẽ được pháp luật công nhận.
3. Hợp đồng mua bán tài sản chung không có sự đồng ý của vợ/chồng thì bị vô hiệu một phần hay toàn phần?
Hợp đồng mua bán tài sản chung không có sự đồng ý của vợ/chồng thì bị vô hiệu một phần hay toàn phần?
Hợp đồng mua bán tài sản chung của vợ chồng cần được lập thành văn bản và có sự tham gia, ký kết của cả hai bên vợ chồng. Nếu hợp đồng chỉ có chữ ký của một bên mà không có sự đồng ý của bên còn lại, hợp đồng này có thể bị tuyên bố vô hiệu bởi tòa án.
Cụ thể, theo Điều 130 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch. Và Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Riêng đối với các loại tài sản như Bất động sản;Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu và Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.
Theo các quy định trên thì việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng là bất động sản phải do hai vợ chồng thỏa thuận hoặc phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.Trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận định đoạt tài sản chung hoặc không có văn bản thỏa thuận phân chia tài sản; chỉ có một bên vợ hoặc chồng tham gia ký kết hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp… bên còn lại không tham gia ký kết, không đồng ý thì hợp đồng đó vô hiệu toàn bộ.
Vì thế, để đảm bảo tính hợp pháp và tránh rủi ro, khi ký kết hợp đồng mua bán tài sản chung, các bên cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các giấy tờ liên quan và bảo đảm rằng hợp đồng được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
Nếu chồng/vợ tôi tự ý bán tài sản chung, tôi có thể làm gì?
Bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán đó vô hiệu nếu chứng minh được rằng việc mua bán được thực hiện mà không có sự đồng ý của bạn. (Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2015)
Tài sản nào của vợ chồng có thể tự ý bán mà không cần sự đồng ý của bên kia?
Tài sản thuộc quyền quản lý riêng của một bên theo sự thỏa thuận của vợ chồng (hay gọi là tài sản riêng của vợ/chồng) có thể được mua bán mà không cần sự đồng ý của bên kia, nhưng điều này cần phải có bằng chứng rõ ràng.(Điều 44 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014)
Có cần công chứng hợp đồng mua bán tài sản chung không?
Theo quy định pháp luật, các hợp đồng liên quan đến mua bán bất động sản và một số loại tài sản khác bắt buộc phải được công chứng để đảm bảo tính hợp pháp.
Việc mua bán tài sản chung của vợ chồng đòi hỏi sự thống nhất và đồng thuận từ cả hai bên để đảm bảo quyền lợi của mỗi người. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi này, và việc tự ý mua bán tài sản chung có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Để tránh rủi ro, việc tìm hiểu kỹ các quy định và tuân thủ pháp luật là điều cần thiết. Nếu bạn gặp phải tình huống liên quan đến mua bán tài sản chung, việc tham khảo ý kiến của luật sư chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đảm bảo quyền lợi của mình và thực hiện các giao dịch một cách an toàn, hợp pháp.
Nội dung bài viết:
Bình luận