Quan hệ mua bán là một trong những quan hệ diễn ra nhiều nhất trong xã hội. Với những tài sản có giá trị thấp thì thường hợp đồng mua bán diễn ra bằng lời nói, thế nhưng với những tài sản có giá trị lớn thì đòi hỏi hợp đồng mua bán đối phải vô cùng chặt chẽ để đảm bảo tối ưu nhất quyền lợi của đôi bên. Vậy hợp đồng mua bán là gì, được quy định ra sao. Hãy cùng ACC tìm hiểu bài biết “Hợp đồng mua bán là gì” (Cập nhật 2023)
Hợp đồng mua bán là gì (Cập nhật 2023)
1. Hợp đồng mua bán là gì?
Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Hợp đồng mua bán tài sản nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của BLDS Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán là gì?
Chúng ta có thể điểm qua một số đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản như sau:
- Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Trong hợp đồng này, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua vật; ngược lại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao vật và nhận tiền bán vật.
- Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc mua bán tài sản. Đặc điểm có đền bù trong hợp đồng mua bán tài sản là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng này với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù.
- Mục đích chuyển giao quyền sở hữu: Đây là căn cứ kế tục quyền sở hữu tài sản. Đặc điểm này là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản.
3. Ý nghĩa của hợp đồng mua bán là gì?
Thông thường, hợp đồng mua bán tài sản được thực hiện ngay sau khi các bên thỏa thuận xong về đối tượng và giá cả, bên mua trả tiền xong thì bên bán chuyển giao vật cho bên mua. Nhưng cũng có thể được các bên thỏa thuận khác như nhận tiền trước, giao vật sau hoặc giao vật trước, trả tiền sau. Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là một số lượng lớn tài sản thì các bên có thể chuyển giao vật làm nhiều lần và mỗi lần theo một số lượng, khối lượng nhất định. Sau khi các bên thực hiện xong hợp đồng, họ sẽ thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh.
Hợp đồng mua bán là phương tiện pháp lý tạo điều kiện cho công dân, tổ chức trao đổi hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, quan hệ mua bán phản ánh mối quan hệ kinh tế về trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân.
4. Đối tượng của hợp đồng mua bán là gì?
Tài sản được quy định tại BLDS đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản cũng phải thỏa mãn những quy định của pháp luật về chế độ pháp lý của đối tượng trong giao dịch dân sự. Đối tượng của hợp đồng mua bán phải được phép giao dịch. Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ.
Đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có những chứng từ hoặc bằng chứng khác để chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán. Quyền tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phổ biến là chuyển giao quyền đòi nợ, mua bán quyền sử dụng đất đai, mua bán quyền sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao được. Cho dù đối tượng của hợp đồng mua bán là vật cụ thể hay một quyền tài sản thì phải được xác định rõ.
Đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là vật hình thành trong tương lai. Trường hợp này người bán phải có căn cứ chứng minh là vật đó đang hoặc chuẩn bị được hình thành.
5. Giá và phương thức thanh toán của hợp đồng mua bán là gì?
Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên.
- Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
- Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
Hình thức của hợp đồng mua bán là gì?
Hình thức của hợp đồng mua bán là căn cứ để xác định người bán và người mua đã tham gia vào hợp đồng mua bán, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; xác định trách nhiệm dân sự của bên vi phạm hợp đồng.
Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì hình thức của hợp đồng mua bán phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực ( mua bán nhà ở, xe cơ giới,..)
Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán
Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Địa điểm và phương thức giao tài sản
Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo Địa điểm thực hiện nghĩa vụ như sau:
- Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
- Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.
Tài sản được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.
Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Hợp đồng mua bán là gì” mà ACC gửi tới toàn thể quý khách hàng, bao gồm: giải thích định nghĩa hợp đồng mua bán, chỉ ra đặc điểm pháp lý, ý nghĩa, đối tượng, giá, phương thức thanh toán, hình thức hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng, địa điểm và phương thức giao tài sản. Nếu còn gì thắc mắc, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận