Trong bối cảnh muốn chia sẻ quyền sử dụng đất hoặc sở hữu tài sản, việc đưa tên cả mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ có thể là một cách để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những điều cần biết khi mẹ và con cùng đứng tên trên sổ đỏ trong bài viết dưới đây.

Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ được không?
1. Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là một loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Đây là một văn bản quan trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai và nhà ở, giúp xác nhận và chứng minh quyền lợi của chủ sở hữu đối với một thửa đất cụ thể.
Thông thường, sổ đỏ bao gồm các thông tin quan trọng như tên chủ sở hữu, địa chỉ đất đai, diện tích, mục đích sử dụng, và các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng và sở hữu. Sổ đỏ được cấp bởi cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền và được xem là bằng chứng pháp lý quan trọng khi có các giao dịch liên quan đến bất động sản.
CSPL: khoản 16 Điều 3 luật đất đai 2013
2. Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ có được không?
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai nêu rõ:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện".
Căn cứ quy định này, nếu nhiều người có chung quyền sử dụng đất, sở hữu chung nhà ở thì sổ đỏ sẽ ghi đầy đủ tên của người có chung quyền sử dụng đất bao gồm mẹ và con. Mẹ và con có thể yêu cầu cấp riêng mỗi người một sổ hoặc có thể cấp chung bằng một sổ và trao cho người đại diện.
Việc cấp sổ đỏ cho nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu nhà ở có một số nguyên tắc gồm:
- Trên sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên, số giấy tờ tùy thân, địa chỉ thường trú của toàn bộ những người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nếu cấp sổ đỏ lần đầu hoặc cấp đổi, cấp lại sổ thì thông tin này được ghi tại trang bìa (trang 1, trang đầu tiên) của sổ đỏ;
- Nếu xác nhận biến động trên sổ đỏ thì thông tin này được ghi tại phần IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận;
- Mỗi người đồng sở hữu tài sản trên đất, đồng sử dụng đất được cấp riêng một quyển sổ đỏ (trừ trường hợp những người đồng sở hữu, đồng sử dụng đề nghị chỉ cấp 1 quyển sổ đỏ);
3. Thủ tục làm sổ đỏ đứng tên 2 mẹ con
Bước 1: Làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (có công chứng/chứng thực)
- Hai bên thỏa thuận làm hợp đồng tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất.
- Sau đó thực hiện công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã thỏa thuận trên và phải chuẩn bị các giấy tờ bao gồm: phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng; hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, bản sao giấy tờ tùy thân, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.
- Sau đó nộp hồ sơ lên phòng công chứng tại uỷ ban nhân dân xã hoặc văn phòng công chứng của các tổ chức hành nghề trên địa bàn để hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Bước 2: Đăng ký thêm tên trên Giấy chứng nhận
Sau khi đã thực hiện xong bước công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, các bên tiến hành đăng ký biến động đất đai với hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Đơn đăng ký biến động đất đai
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc
- Các giấy tờ khác mà cơ quan đăng ký đất đai yêu cầu có thể bao gồm: căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…
Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Sau khi hoàn tất hồ sơ cần nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
- Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất người cho người sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được trao cho người sử dụng đất sau khi thay đổi đã được chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ nhận được hợp lệ trong khoảng thời gian 07 ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ trả kết quả Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thời gian có thể kéo dài hơn, cụ thể:
- Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thời hạn giải quyết được kéo dài hơn nhưng không quá 17 ngày làm việc.
- Đối với trường hợp do đo vẽ lại bản đồ mà phải thực hiện cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất thời gian giải quyết không quá 50 ngày làm việc.
Như vậy, để thực hiện thủ tục làm sổ đỏ đứng tên 2 mẹ con trước hết chị cần công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sau đó chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký đất đai để đăng ký biến động và hoàn tất các thủ tục như đã nêu ở trên.
4. Khi nào mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ?
4.1. Trường hợp 1: Khi Sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình
Con cái có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Có quan hệ huyết thống (con đẻ), nuôi dưỡng (con nuôi);
- Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Cùng nhau đóng góp, cùng nhau tạo lập để có quyền sử dụng đất.
(Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013)
4.2. Trường hợp 2: Khi mua hoặc nhận tặng cho chung (khi không còn ở chung)
Con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ nếu cùng góp tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (góp tiền cùng nhau mua) hoặc được tặng cho chung.
Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
- Cấp cho mỗi người 01 Sổ đỏ; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Sổ đỏ và trao cho người đại diện.
5. Con cái có quyền gì khi chung sổ đỏ với mẹ?
Khi con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ nghĩa là con cái có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nên có quyền như cha mẹ hoặc có quyền theo tỷ lệ tiền góp hoặc công sức để có được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sở hữu theo phần).
Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với có các quyền cụ thể như:
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
- Quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Hưởng lợi ích vật chất (chủ yếu là tiền) khi cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cho thuê, bán nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất…
Như vậy, khi con cái và cha mẹ có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì có quyền hưởng lợi ích từ đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đó hoặc khi cha mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc bán nhà ở thì phải được sự đồng ý của con bằng văn bản.
6. Điều kiện để sổ đỏ đứng tên hộ gia đình
Khi nhận chuyển nhượng thì sổ đỏ sẽ thuộc hộ gia đình sử dụng đất nếu có 3 yếu tố sau:
- Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân, gia đình, nuôi dưỡng (nuôi dưỡng là quan hệ của bố mẹ nuôi với con đẻ và ngược lại mà không phải là chăm nom, nuôi dưỡng khi đau ốm, bệnh tật)
- Thứ hai, đang ở ghép trước thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Thứ ba, có quyền sử dụng đất ở trước thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đã đóng tiền khi mua) .
Cách ghi tên hộ gia đình sử dụng đất theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT : Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi” Hộ ông “(hoặc” Hộ bà “) , kế đó ghi họ tên, năm mất, ngày và số của giấy tờ tùy thân của chủ hộ gia đình theo quy định ở Điểm a Khoản này; nơi cư trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình thì ghi người thừa kế là thành viên khác của hộ gia đình có cùng quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
7. Câu hỏi thường gặp
Trường hợp nào cha mẹ muốn bán đất cần phải có chữ ký của các con?
Theo luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, khi sổ đất cấp cho hộ gia đình sử dụng đất thì cha mẹ chỉ được chuyển nhượng nếu được các thành viên khác có chung quyền sử dụng đất đồng ý bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực.
Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình không có nghĩa là ai cũng có quyền chuyển nhượng, cho tặng có đúng không?
Không.
Theo Khoản 29 của Điều 3 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình sử dụng đất được định nghĩa là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất. Vì vậy, quyền sử dụng đất chung chỉ được xác nhận khi các điều kiện này được đáp ứng.
Số lượng người đứng tên chung sổ đỏ có giới hạn hay không?
Không. Số lượng người đứng tên chung sổ đỏ có giới hạn hay không?
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ được không. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận