Mẫu hóa đơn bán hàng hộ kinh doanh mới nhất

Mẫu hóa đơn bán hàng hộ kinh doanh là một trong những mẫu hóa đơn vô cùng gần gũi với đời sống bởi hình thức hóa đơn này khá phổ biến trên thực tế. Bài viết này sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc về loại hóa đơn này - Hóa đơn bán hàng hộ kinh doanh. Vậy Mẫu hóa đơn bán hàng hộ kinh doanh này có gì đặc biệt? Mẫu hóa đơn bán hàng hộ kinh doanh mới nhất 2023 được quy định như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.Mẫu hóa đơn bán hàng hộ kinh doanh mới nhất

Mẫu hóa đơn bán hàng hộ kinh doanh mới nhất

1. Hóa đơn là gì?

Theo nghị định 123/2020/NĐ-CP, tại Chương I Điều 3 có quy định như sau:

“Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.”

Ngoài ra, hóa đơn còn có thêm một số định nghĩa cụ thể khác:

  • Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về nội dung và hình thức theo luật định.

  • Hóa đơn giả là hóa đơn được in, khởi tạo theo mẫu đã được phát hành hoặc trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác.

Mẫu hóa đơn bán hàng hộ kinh doanh mới nhất 2022

Mẫu hóa đơn bán hàng hộ kinh doanh mới nhất 2022

Các nội dung thường được thể hiện trên hóa đơn:

  • Tên loại hóa đơn.

  • Tên liên của hóa đơn.

  • Ký hiệu mẫu số và ký hiệu hóa đơn.

  • Số thứ tự của hóa đơn.

  • Thông tin bên bán: Tên, địa chỉ, mã số thuế.

  • Thông tin bên mua: Tên, địa chỉ, mã số thuế.

  • Thông tin mua bán hàng hóa, dịch vụ: Tên, số lượng, đơn giá, đơn vị tính, thành tiền bằng chữ và số.

  • Thời gian lập hóa đơn.

  • Chữ ký và ghi rõ họ tên của đại diện bên mua và bên bán.

  • Tên tổ chức nhận in hóa đơn, tên tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử.

*** Chú ý: Thông tin sẽ có sự thay đổi trong một số trường hợp.

Những loại hóa đơn phổ biến trong kinh doanh

  • Hóa đơn giá trị gia tăng.

  • Hóa đơn bán hàng.

  • Hóa đơn khác: Tem, vé, thẻ...

  • Chứng từ thu cước vận chuyển thế giới, phiếu thu cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu phí ngân hàng...

Xem thêm: Mẫu hóa đơn trực tiếp của hộ kinh doanh chuẩn nhất

2. Hóa đơn bán hàng là gì? 

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Trong kế toán, hóa đơn bán hàng được xem là một chứng từ gốc được sử dụng để hạch toán. Đồng thời, nó còn đóng vai trò quan trọng trong quản lý thuế, giúp cho việc kê khai được thực hiện dễ dàng hơn.

Xem thêm về hóa đơn bán hàng tại Mẫu hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia mới nhất 2022

3. Hướng dẫn xuất hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh. Mẫu hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh

Hướng dẫn xuất hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh. Mẫu hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh

Hướng dẫn xuất hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh. Mẫu hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh

Kể từ 1-7-2022, có 3 trường hợp quy định hộ kinh doanh được sử dụng hóa đơn điện tử theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC gồm:

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử.

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

Như vậy, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN theo phương pháp khoán và khai thuế theo từng lần phát sinh thì được phép sử dụng hóa đơn điện tử.

Khi xuất hóa đơn cho hộ kinh doanh (hóa đơn bán hàng), người lập hóa đơn cần chú ý ghi đầy đủ các thông tin sau đây:

Thông tin bên mua hàng

“Họ và tên người mua hàng”: Nhập họ và tên người mua hàng (nếu người mua hàng không lấy hóa đơn thì ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp thông tin”).

“Tên đơn vị”: Nhập tên đầy đủ hoặc viết tắt của bên mua hàng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

“Mã số thuế”: Nhập chính xác mã số thuế của bên mua.

“Địa chỉ”: Nhập địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh.

“Số tài khoản”: Nhập thông tin số tài khoản ngân hàng của người mua.

“Hình thức thanh toán”: Nhập hình thức thanh toán bằng tiền mặt/chuyển khoản…

Thông tin thời gian

Trường hợp bán hàng hóa: Nhập ngày tháng năm là ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.

Trường hợp cung cấp dịch vụ: Nhập ngày tháng năm là ngày hoàn thành cung cấp dịch vụ.

Trường hợp hoạt động xây dựng: Nhập ngày tháng năm là ngày nghiệm thu bàn giao công trình.

Số hóa đơn/Mẫu số/Ký hiệu

Hệ thống tự động cập nhật sau khi phát hành thành công.

Mẫu hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh mới nhất 2022

anh-chup-man-hinh-2023-09-21-135633

Khi viết hóa đơn, cần ghi phù hợp với từng chỉ tiêu in trên hóa đơn, cụ thể:

  • “Ngày tháng năm” : Tùy thuộc vào hoạt động mà ghi cho phù hợp: Nếu bán hàng hóa thì ghi ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, nếu là hoạt động cung ứng dịch vụ thì ghi ngày hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, nếu là hoạt động xây dựng là ngày nghiệm thu bàn giao công trình.
  • “Họ tên người mua hàng” : ghi đầy đủ họ tên người mua hàng, nếu người mua không lấy hóa đơn ghi rõ“người mua không lấy .hóa đơn” hoặc “ người mua không cung cấp tên, địa chỉ”
  •  “Tên đơn vị”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của người mua
  •  “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của người mua
  •  “Địa chỉ”: Ghi đầy đủ địa chỉ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế
  •  “Số tài khoản”:  ghi số tài khoản của đơn vị mua hàng.
  •  “STT”: ghi số thứ tự theo số đếm
  •  “Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi tên hàng hóa bán ra (tên, ký hiệu, mã)
  •  “Đơn vị tính”: ghi rõ đơn vị tính của hàng hóa bán ra, giống như khi mua vào (mua vào là “cái” thì bán ra phải ghi là “cái
  •  “Số lượng”: ghi số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra
  •  “Đơn giá”: ghi giá bán của 1 sản phẩm, lưu ý đơn giá này chưa kèm thuế GTGT
  •  “Thành tiền”: Ghi tổng số tiền được tính theo công thức: đơn giá x số lượng.

Lưu ý sau khi viết xong tất cả nội dung các mặt hàng bán ra mà còn ô trống thì gạch chéo phần còn trống.

  • “Cộng tiền hàng”: Cộng tất cả các hàng của cột “thành tiền”
  • “Thuế suất thuế GTGT”: Ghi mức thuế suất tương ứng của hàng hóa dịch vụ, nếu được miễn thuế, không chịu thuế thì gạch chéo phần này. Lưu ý rằng các sản phẩm có thuế suất như nhau thì mới được viết chung trên một hóa đơn
  • “Tiền thuế GTGT”: ghi số tiền được tính theo công thức = “Cộng tiền hàng” x “Thuế suất thuế GTGT”
  • “Tổng cộng tiền thanh toán”: ghi số tiền được tính theo công thức= “Cộng tiền hàng” + “Tiền thuế GTGT”
  •  “Số tiền bằng chữ”: Viết số tiền bằng chữ của “Tổng cộng tiền thanh toán”
  • “Người mua hàng”: Người đi mua hàng ký và ghi rõ họ tên
  •  “Người bán hàng”: Người viết hóa đơn ký và ghi rõ họ tên.

Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cách thức xử lý thu hồi hóa đơn đã lập nhưng phát hiện lập sai:

  • Nếu hóa đơn chưa giao cho người mua: người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai;
  • Nếu hóa đơn đã giao cho người mua: ,hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu hóa đơn chuẩn nhất cho hộ kinh doanh

4. Câu hỏi thường gặp

Có cần phải lưu trữ hóa đơn bán hàng không?

Có. Hóa đơn bán hàng phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc kiểm tra và kiểm toán thuế.

Có thể sửa đổi thông tin trên hóa đơn bán hàng sau khi đã phát hành không?

Không. Sau khi phát hành, thông tin trên hóa đơn không thể sửa đổi. Nếu có lỗi, cần phải phát hành hóa đơn điều chỉnh hoặc lập biên bản sửa đổi.

Có thể sử dụng hóa đơn bán hàng không có chữ ký của người bán không?

Không. Hóa đơn bán hàng cần có chữ ký của người bán để xác nhận giao dịch và tính hợp lệ của hóa đơn, đặc biệt là trên hóa đơn giấy.

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã nắm được mẫu hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh cá thể. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào liên quan đến hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh của ACC chúng tôi.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    H
    Hoàng Như Hoa
    Hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh có cần phải được chứng thực không?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    H
    Võ Nhật Hiếu
    Có cần phải có mẫu hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh không?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo