Mã ngành nghề kinh doanh viễn thông

Mã ngành nghề và thông tin chi tiết ngành nghề hoạt động viễn thông được quy định trong Danh mục Mã ngành nghề kinh doanh viễn thông ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sẽ được ACC tổng hợp mang đến bạn trong bài viết này!

Mã ngành nghề kinh doanh viễn thông

Mã ngành nghề kinh doanh viễn thông

I. VIỄN THÔNG LÀ GÌ? KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG LÀ GÌ?

Theo Luật Viễn thông 2009, các khái niệm về ngành viễn thông nói chung được giải thích như sau:

Viễn thông là gì? 

Viễn thông (hay điện tử viễn thông) là hành động trao đổi và xử lý thông tin dưới hình thức đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện lưu trữ quang học và các phương tiện điện tử khác. Thông tin bao gồm:

  • Ký hiệu;
  • Tín hiệu;
  • Số liệu;
  • Chữ viết;
  • Hình ảnh;
  • Âm thanh…

Dịch vụ viễn thông là gì?

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ trao đổi và xử lý thông tin giữa các bên sử dụng dịch vụ viễn thông, trong đó có dịch vụ viễn thông cơ bản (thoại, nhắn tin, fax, truyền số liệu, truyền hình ảnh, hội nghị truyền hình, kênh thuê riêng, kết nối internet…) và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (thoại, thư điện tử, fax gia tăng giá trị, truy nhập internet…).

Kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì?

Kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông là hai hình thức kinh doanh viễn thông. Theo đó, kinh doanh dịch vụ viễn thông được định nghĩa là việc đầu tư vào dịch vụ viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng với mục đích sinh lời theo quy định của pháp luật.

Mời bạn tham khảo bài viết : Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông [2023] (accgroup.vn)

II. Mã ngành nghề kinh doanh viễn thông

Stt Tên ngành nghề Mã ngành nghề
1 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm 4651
2 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông 4652
3 Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh  

 

4741

4 Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh 4742
5 Xuất bản phần mềm 5820
6 Hoạt động viễn thông có dây

 

Chi tiết:

– Hoạt động mua quyền truy cập hạ tầng viễn thông của đơn vị khác và điều hành hệ thống đó để cung cấp dịch vụ viễn thông cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp;

– Hoạt động cung cấp dịch vụ truy cập internet bằng mạng viễn thông có dây

 

 

 

 

6110

7 Hoạt động viễn thông không dây

 

Chi tiết:

–        Hoạt động cung cấp trực tiếp dịch vụ viễn thông không dây

–        Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông không dây sử dụng quyền truy cập hạ tầng viễn thông của đơn vị khác

 

 

 

 

 

 

6120

8 Hoạt động viễn thông vệ tinh

 

Chi tiết

–        Hoạt động vận hành, duy trì hoặc cung cấp việc tiếp cận các phương tiện truyền giọng nói, dữ liệu, ký tự, âm thanh, hình ảnh, sử dụng hạ tầng viễn thông vệ tinh

 

 

 

6130

9 Hoạt động viễn thông khác 6190
10 Lập trình máy vi tính 6201
11 Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính: Khắc phục các sự cố máy tính và cài đặt phần mềm.  

 

6209

12 Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan 6311
13 Cổng thông tin

 

(Trừ thông ti nhà nước cấm, không bao gồm hoạt động báo trí)

 

 

6312

14 Dịch vụ giá trị gia tăng Điều 3 Luật viễn thông
15 Đại lý  dịch vụ viễn thông Điều 13 Luật viễn thông
16 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu: Dạy máy vi tính            8559
17  

 

Dịch vụ chuyển giao công nghệ

Điều 28 Luật Chuyển giao công nghệ 80/2006

Mời bạn tham khảo: Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông có dạng như thế nào? (accgroup.vn)

III. Doanh nghiệp viễn thông có vốn Việt Nam và Doanh nghiệp viễn thông có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp viễn thông có vốn Việt Nam và doanh nghiệp viễn thông có vốn đầu tư nước ngoài là hai loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hình doanh nghiệp này nằm ở nguồn vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp viễn thông có vốn Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu của các cá nhân, tổ chức Việt Nam. Nguồn vốn chủ sở hữu này có thể đến từ các nguồn như:

  • Vốn góp của các cổ đông, thành viên
  • Vốn do doanh nghiệp tự tích lũy
  • Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư

Doanh nghiệp viễn thông có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Nguồn vốn chủ sở hữu này có thể đến từ các nguồn như:

  • Vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài
  • Vốn do doanh nghiệp tự tích lũy
  • Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư

IV. Quy trình các bước xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông từ ngày 15/06/2023

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Bước 3: Xem xét và xác nhận hồ sơ

Bước 4: Cấp giấy phép kinh doanh

Quy Trình Xin Giấy Phép Kinh Doanh Dịch Vụ Lưu Trú (1)

Quy trình xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Bước 1: 

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Hồ sơ này bao gồm các thông tin và giấy tờ quan trọng như:

  • Đơn đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông (theo mẫu quy định).
  • Giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu công ty hoặc doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp đồng thuê đất, chứng chỉ quyền sử dụng đất hoặc giấy phép xây dựng (nếu áp dụng).
  • Giấy tờ chứng minh danh tính của người đại diện pháp luật.
  • Các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý viễn thông.

Bước 2: 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký tới cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thông thường, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý viễn thông tại Việt Nam. Hồ sơ đăng ký nên được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ được quy định.

Bước 3: 

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét và xác nhận hồ sơ đăng ký. Quá trình này có thể mất một thời gian nhất định, tùy thuộc vào số lượng hồ sơ đăng ký và quá trình xử lý của cơ quan. Trong quá trình này, cơ quan có thể yêu cầu bổ sung thông tin hoặc giấy tờ nếu cần thiết.

Bước 4:

Nếu hồ sơ của bạn đáp ứng đủ các yêu cầu và quy định, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Điều này chứng nhận rằng doanh nghiệp của bạn đã được phép hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và tuân thủ các quy định của pháp luật.

V. Câu hỏi thường gặp

1. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh viễn thông tại ACC?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc hỗ trợ chuẩn bị thủ tục và xin cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh với thời gian nhanh chóng nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, đối với những giấy tờ phức tạp và đòi hỏi nhiều Chuyên môn ACC sẽ thay mặt quý khách soạn thảo
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh

2. Quy trình xin giấy phép kinh doanh tại ACC như thế nào?

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải.
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không.
  • Cung cấp các mẫu giấy tờ cần thiết để hỗ trợ khách hàng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
  • Kiểm tra tính hợp pháp và phù hợp của các giấy tờ như bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật. bảo đảm thực hiện các nghiệp vụ, điều lệ công ty,… một cách tận tình nhất.
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ theo quy định tại Mục 5.
  • Nhận giấy phép và bàn giao cho khách hàng.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

3. Điều kiện kinh doanh viễn thông?

Để làm nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, bạn cần đảm bảo các điều kiện chung như sau:

  • Phải có hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu;
  • Phải có giấy phép viễn thông (bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông), ngoại trừ các trường hợp được miễn giấy phép viễn thông như: đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông, thuê đường truyền dẫn cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông.

4. Phải làm gì để trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông?

Muốn hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông, bạn cần tiến hành 2 thủ tục pháp lý sau:
>> Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
>> Xin giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông (giấy phép con).

5. Giấy phép viễn thông gồm những loại nào?

Giấy phép viễn thông được chia thành 5 loại như sau:
>> Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng;
>> Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông;
>> Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển;
>> Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;
>> Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo