Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông có dạng như thế nào?

Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi. Để cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông cần thực hiện thủ tục như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về vấn đề giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông có dạng như thế nào?

Giấy Phép Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông Có Dạng Như Thế Nào

Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông có dạng như thế nào?

1. Kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì?

Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.

>>>>>>>Để hiểu thêm về giấy phép kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định mới 2023

2. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Theo quy định tại Điều 34 Luật viễn thông năm 2009, Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.

Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:

a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;

b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.

Giay-phep-kinh-doanh-dich-vu-vien-thong-co-dang-nhu-the-nao

3. Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông như sau:

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp:

a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;

b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;

c) Giấy phép thử nghiệm mạng viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;

d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng cho các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;

đ) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.

Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông cấp:

a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông;

b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợpthuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông;

c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông ngoài trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông

d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng ngoài trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông.

4. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 36 Luật viễn thông năm 2009. Cụ thể như sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;

b) Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;

c) Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;

d) Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đủ các điều kiện trên và đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ.

5. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 81/2016/NĐ-CP) thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

c) Bản sao đang có hiệu lực điều lệ của doanh nghiệp và có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;

d) Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép

đ) Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép

Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng cho doanh nghiệp theo thẩm quyền.

Trường hợp từ chối cấp phép, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp đề nghị cấp phép biết.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông có dạng như thế nào? để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo