Mã ngành nghề kinh doanh karaoke [Cập nhật]

Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh năm 2022. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh karaoke

ma-nganh-nghe-kinh-doanh-karaoke

Mã ngành nghề kinh doanh karaoke

1. Mã ngành nghề kinh doanh là gì ? 

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

  • Mã ngành nghề cấp 1: Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.
  • Mã ngành nghề cấp 2: Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.
  • Mã ngành nghề cấp 3: Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.
  • Mã ngành nghề cấp 4: Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 3.
  • Mã ngành nghề cấp 5: Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.

Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

>> Để hiểu rõ về mã ngành nghề kinh doanh của bạn, đọc thêm bài viết Hướng dẫn tra cứu mã ngành đăng ký kinh doanh 

2. Quy định của pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Ví dụ: Kinh doanh ma túy thuộc trường hợp cấm kinh doanh nên các chủ thể không được kinh doanh, đăng ký kinh doanh cho ngành nghề ma túy. Ngoài ra, khi kinh doanh ngành nghề này, các chủ thể có thể xem xét xử lý hình sự hoặc hành chính.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

>> Nếu có nhu cầu tìm hiểu về các quy định này, quý đọc giả có thể tham khảo Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp để biết thêm chi tiết

3. Mã ngành nghề kinh doanh karaoke theo quy định của pháp luật 

Theo quy định tại Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì:

9329 – 93290: Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

  • Các hoạt động vui chơi và giải trí khác (trừ các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề);
  • Hoạt động của các khu giải trí, bãi biển, bao gồm cho thuê các phương tiện như nhà tắm, tủ có khoá, ghế tựa, dù che.v.v…;
  • Hoạt động của các cơ sở vận tải giải trí, ví dụ như đi du thuyền;
  • Cho thuê các thiết bị thư giãn như là một phần của các phương tiện giải trí;
  • Hoạt động hội chợ và trưng bày các đồ giải trí mang tính chất giải trí tự nhiên;
  • Hoạt động của các sàn nhảy;
  • Hoạt động của các phòng hát karaoke.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động của các nhà đạo diễn hoặc các nhà thầu khoán các sự kiện trình diễn trực tiếp nhưng không phải là các sự kiện nghệ thuật hoặc thể thao, có hoặc không có cơ sở.

Loại trừ:

  • Câu cá trên biển được phân vào nhóm 5011 (Vận tải hành khách ven biển và viễn dương) và 5021 (Vận tải hành khách đường thủy nội địa);
  • Cung cấp địa điểm và phương tiện để nghỉ ngơi trong thời gian ngắn cho các du khách trong các công viên và rừng giải trí và các địa điểm cắm trại được phân vào nhóm 55902 (Chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm);
  • Hoạt động phục vụ đồ uống cho các sàn nhảy được phân vào nhóm 5630 (Dịch vụ phục vụ đồ uống);
  • Khu vườn cây leo, địa điểm cắm trại, cắm trại vui chơi, khu săn bắn và câu cá được phân vào nhóm 55902 (Chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm). 
ma-nganh-nghe-kinh-doanh-karaoke-theo-quy-dinh-cua-phap-luat

Mã ngành nghề kinh doanh karaoke theo quy định của pháp luật 

4. Quy định về điều kiện kinh doanh karaoke

Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke được nêu rõ trong Nghị định số 54/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke

1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

3. Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ.

4. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

>> Để hiểu thêm về các quy định xin giấy phép kinh doanh karaoke, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke mới

5. Kinh doanh karaoke cần giấy phép gì?

Để kinh doanh dịch vụ karaoke tại Việt Nam, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu và giấy phép sau đây:

kinh-doanh-karaoke-can-giay-phep-gi

Kinh doanh karaoke cần giấy phép gì?

5.1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Để hoạt động kinh doanh karaoke, đầu tiên doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

5.2 Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke

Doanh nghiệp cần xin giấy phép này từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương nơi dự định kinh doanh. Điều kiện cấp phép bao gồm các yêu cầu về diện tích phòng, cách âm, an toàn phòng cháy chữa cháy theo Điều 30 Nghị định 54/2019/NĐ-CP

5.3 Giấy phép an toàn phòng cháy, chữa cháy

Cơ sở kinh doanh phải đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy được quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, doanh nghiệp phải đảm bảo có hệ thống PCCC đáp ứng yêu cầu tại Điều 5, bao gồm các thiết bị, thoát hiểm, và biển báo an toàn.

5.4 Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự

Theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP, đối với dịch vụ karaoke, cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự do Công an cấp huyện hoặc tỉnh cấp, đảm bảo rằng cơ sở đáp ứng các yêu cầu về an ninh và trật tự. 

5.5 Cam kết về quyền tác giả

Doanh nghiệp kinh doanh karaoke cần thực hiện các cam kết về quyền tác giả đối với các bài hát sử dụng. Điều này nhằm đảm bảo không vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, dựa trên Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022.

>> Để có thể tiết kiệm thời gian và hoàn thành thủ tục xin giấy phép một cách nhanh chóng, bạn đọc có thể sử dụng Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh karaoke từ Luật ACC

6. Dịch vụ tư vấn pháp lý kinh doanh karaoke của Luật ACC

Dịch vụ tư vấn pháp lý kinh doanh karaoke của Luật ACC mang đến giải pháp toàn diện cho mọi cá nhân và doanh nghiệp. Chúng tôi hiểu rằng để vận hành một cơ sở karaoke một cách hợp pháp, các chủ doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định của pháp luật cũng như điều kiện kinh doanh. Với đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm, Luật ACC sẽ hỗ trợ bạn từ khâu lập hồ sơ xin giấy phép kinh doanh cho đến tư vấn về các quy định liên quan, giúp bạn tự tin vận hành cơ sở của mình một cách hiệu quả và hợp pháp.

Tại Luật ACC, chúng tôi cung cấp một loạt các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên sâu cho ngành kinh doanh karaoke, bao gồm:

  • Tư vấn và hỗ trợ xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke.
  • Hướng dẫn thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định.
  • Tư vấn về quản lý và hoạt động trong lĩnh vực giải trí.
  • Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan.
  • Cung cấp thông tin về mã ngành nghề và quy định liên quan đến kinh doanh karaoke.

Chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn để giúp việc kinh doanh karaoke diễn ra suôn sẻ và tuân thủ đúng pháp luật.

dich-vu-xin-giay-phep-kinh-doanh-karaoke-3

7. Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để đăng ký mã ngành nghề karaoke vào giấy phép kinh doanh?

Doanh nghiệp có thể bổ sung mã ngành 9329 cho hoạt động kinh doanh karaoke qua thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương.

Cần chuẩn bị hồ sơ gì để đăng ký ngành nghề kinh doanh karaoke?

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ đăng ký ngành nghề, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và các giấy tờ xác nhận tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy.

Kinh doanh karaoke có cần giấy phép môi trường không?

Có, các cơ sở karaoke thường cần giấy phép môi trường nếu phát sinh tiếng ồn lớn, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về tiếng ồn và môi trường để không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh theo quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mã ngành nghề kinh doanh karaoke ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. Ngoài ra khách hàng có thể tham khảo nhiều mã ngành nghề kinh doanh khác tại đây

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo