Phiếu lý lịch tư pháp làm ở huyện được không?

Bạn đang cần làm Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ cho công việc hoặc các mục đích cá nhân khác, nhưng băn khoăn liệu có thể làm thủ tục này tại huyện hay không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn và cung cấp thông tin chi tiết về việc Phiếu lý lịch tư pháp làm ở huyện được không?

Phiếu lý lịch tư pháp làm ở huyện được không?

Phiếu lý lịch tư pháp làm ở huyện được không?

1. Lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp được coi là một tài liệu quan trọng trong việc xác định tính trung thực và đáng tin cậy của một người, lý lịch tư pháp thường cung cấp thông tin về các vụ án, xử phạt hay các sự việc pháp lý khác mà cá nhân đó đã tham gia.

Lý lịch tư pháp ghi nhận thông tin về án tích của cá nhân đã bị kết án bằng bản án hoặc quyết định hình sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án, tình trạng thi hành án, và việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi các tổ chức bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp là tài liệu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, nhằm chứng minh cá nhân có hay không có án tích và có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp hoặc hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp hoặc hợp tác xã này bị Tòa án tuyên bố phá sản.

2. Có bao nhiêu loại phiếu lý lịch tư pháp?

2.1. Phiếu lý lịch tư pháp số 1

  • Được cấp theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài từng đến và đang cư trú tại Việt Nam và theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội.
  • Phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Cá nhân có thể ủy quyền người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

2.2. Phiếu lý lịch tư pháp số 2

  • Cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân.
  • Phục vụ cho công tác điều tra, truy tố và xét xử, để người yêu cầu biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
  • Cá nhân phải trực tiếp thực hiện thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, không được ủy quyền cho người khác.

3. Xin cấp lý lịch tư pháp ở phòng Tư pháp huyện được không?

Tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

“1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.”

Như vậy, phòng Tư pháp huyện không có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Do đó, bạn có nhu cầu xin cấp phiếu lý lịch tư pháp thì bạn phải đến Sở Tư pháp tại tỉnh của bạn đang cư trú. Hiện nay, trong bối cảnh nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất của Sở Tư pháp còn hạn chế thì việc tiếp nhận một số lượng lớn hồ sơ đã gây tình trạng quá tải cho bộ phận làm công tác lý lịch Tư pháp tại các địa phương này. Bộ Tư pháp đang đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc thí điểm phân cấp việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) cho Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An.

4. Nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp như thế nào?

Nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp như thế nào?

Nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp như thế nào?

Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.
Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp về Sở Tư pháp bằng hình thức trực tiếp, gửi bưu chính hoặc trực tuyến.

Người có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đăng ký nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính hoặc nhận kết quả bản điện tử qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh (đối với trường hợp người dân nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh).

5. Câu hỏi thường gặp

Những đối tượng cần làm phiếu lý lịch tư pháp là ai?

  • Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam là một trong những giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài cho dù người nước ngoài đó mới nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Đối với người Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp dùng để xin việc làm hoặc ở các công ty nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài thường yêu cầu nộp bản lý lịch tư pháp để dùng cho mục đích cụ thể nào đó hoặc người Việt Nam có ý định đi định cư, làm việc tại nước ngoài, kết hôn với người nước ngoài…

Thời gian làm Phiếu Lý lịch tư pháp là bao lâu?

    • Thông thường Sở tư pháp sẽ cấp phiếu Lý lịch tư pháp cho người VIệt Nam sau khoảng 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài thì thời gian có kết quả LLTP không quá 21 ngày.
    • Đối với người nước ngoài thời gian có kết quả LLTP sẽ không quá 21 ngày.

Có thể đến sở tư pháp tỉnh, thành phố đang tạm trú xin phiếu lý lịch tư pháp số 2 được không? 

Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Dẫn chiếu đến Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thủ tục cụ thể như sau:

- Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:

+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

- Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

+ Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Theo quy định nêu trên, xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi thường trú. Trường hợp không có nơi thường trú thì mới được nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Phiếu lý lịch tư pháp làm ở huyện được không?  Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo