Quy định chi tiết điều 44 Luật lý lịch tư pháp

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và mục đích của quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Luật lý lịch tư pháp quy định phạm vi quản lý lý lịch tư pháp là về án tích, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Hãy cùng ACC tìm hiểu Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp sửa đổi bổ sung 2017 qua bài viết dưới đây!

Luật Lý Lịch Tư Pháp
Quy định chi tiết điều 44 Luật lý lịch tư pháp

1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp?

Có hai cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở tư pháp, cụ thể theo quy định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:

- Trường hợp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp gồm:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Ngoài ra còn có thẩm quyền ký phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 15 Thông tư 13/2011/TT-BTP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 16/2013/TT-BTP như sau:

"Điều 15. Thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp
Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp."

2. Giấy xác nhận không tiền án có thay thế phiếu lý lịch tư pháp được không?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Phiếu ý lịch tư pháp là một loại giấy tờ được sử dụng với mục đích chứng minh cá nhân là người có hay không những án tích. Và những án tích này có ảnh hưởng đến việc đảm nhiệm chức vụ, quản lý hợp tác xã hay doanh nghiệp đối với những trường hợp hợp tác xã và doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản bởi tòa án.

Như vậy cũng có thể hiểu, giấy xác nhận không tiền án chính là phiếu lý lịch tư pháp.

3. Trường hợp phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung tiền án sai thì có được khiếu nại không hay sẽ tố cáo luôn?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định các trường hợp được khiếu nại như sau:

"Điều 52. Quyền khiếu nại
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có quyền khiếu nại trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ cho rằng việc từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp là trái pháp luật hoặc việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp quá thời hạn quy định xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
b) Có căn cứ cho rằng Phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình."

Như vậy khi được cấp lý lịch tư pháp mà có thông tin sai về tiền án thì sẽ có quyền được khiếu nại để yêu cầu điều chỉnh lại thông tin này.

Ngoài ra tại Điều 54 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về tố cáo như sau:

"Điều 54. Tố cáo
Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tố cáo."

Như vậy nếu bạn cho rằng hành vi của người cấp phiếu lý lịch tư pháp là phạm pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền tố cáo với cơ quan tổ chức có thẩm quyền.

Theo Điều 8 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định các hành vi bị cấm như sau:

Điều 8. Các hành vi bị cấm
1. Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại dữ liệu lý lịch tư pháp.
2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp sai sự thật.
3. Giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Tẩy xoá, sửa chữa, giả mạo Phiếu lý lịch tư pháp.
5. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp có nội dung sai sự thật, trái thẩm quyền, không đúng đối tượng.
6. Sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân."

Trên đây là Quy định chi tiết điều 44 Luật lý lịch tư pháp mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo