Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp bằng cách kinh doanh rau sạch nhưng không biết nhiều kinh nghiệm. Thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiêm kinh doanh rau sạch. Mời bạn tham khảo bài viết để biết thêm về thủ tục này và tránh thêm nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh rau sạch nhé! Mời bạn tham khảo!
Kinh doanh rau sạch
1. Kinh nghiệm kinh doanh rau sạch
1.1. Mở cửa hàng rau sạch cần lưu ý về bao gói, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm
Để đảm bảo được sản phẩm của mình tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng thì bạn nên đăng ký bao bì và nhãn hiệu sản phẩm để khi khách hàng sử dụng biết được sản phẩm đang sử dụng xuất phát từ công ty của bạn. Từ đó có thể giúp cho việc nhận diện thương hiệu trở nên dễ dàng hơn.
1.2. Xin giấy chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của cửa hàng rau sạch
Nhiều người cung cấp rau sạch nhưng không có xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm vì thế khó tạo nên niềm tin cho khách hàng. Vì thế bạn nên đăng ký giấy chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của bạn không chỉ giúp cho khách hàng có niềm tin mà còn tăng năng suất cho hoạt động kinh doanh của bạn.
1.3. Bày bán sản phẩm của cửa hàng rau sạch thế nào?
Về tính chất rau sạch không dùng hóa chất cho nên sẽ rất dữ hư hỏng vì thế bạn bày biện sản phẩm theo ngày để sản phẩm luôn tươi sạch và mới.
1.4. Cách thức kinh doanh rau sạch
Bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh truyền thống hoặc kinh doanh online
- Nếu kinh doanh truyền thống thì bạn có thể thuê mặt bằng để kinh doanh
- Nếu kinh doanh online thì bạn có thể liên kết với các trang mạng xã hội quảng cáo cho người tiêu dùng biết về sản phẩm của bạn.
1.5. Khai trương cửa hàng kinh doanh rau sạch
Để viral sản phẩm rau sạch cho khách hàng thì bạn nên cho nhiều chính sách ưu đãi và khuyến vào ngày khai trương để tạo cho khách hàng sự tin tưởng vào tiêu dùng sản phẩm của bạn.
2. Xin giấy phép kinh doanh rau sạch
Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh được căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP; các trường hợp này bao gồm:
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
Những người bán hàng rong, quà vặt;
Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);
Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);
Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh, bạn sẽ phải đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc doanh nghiệp theo quy đinh của pháp luật. Chỉ những trường hợp hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định như đã liệt kê. Còn các trường hợp khác khi tham gia hoạt động kinh doanh đều phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh.
Vì vậy nếu bạn chỉ thuê 1 kiot nhỏ ở trong 1 khu chợ hình thức bán rau của quả nhỏ lẻ; thì sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Nhưng trong trường hợp bạn mở cửa hàng để kinh doanh buôn bán rau sạch; thì sẽ phải đăng ký kinh doanh. Bởi lẽ khi bạn mở cửa hàng kinh doanh; đây sẽ là hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, mục đích của hoạt động kinh doanh là thu lợi nhuận.
3. Điều kiện để xin giấy phép kinh doanh rau củ quả
Để mở cửa hàng thì bạn cần đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
Là công dân Việt Nam và phải đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật
Là hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh
Nếu bạn có nhu cầu mở một chuỗi cửa hàng rau của quả thì bạn cần phải thành lập doanh nghiệp
Đặc biệt, khi kinh doanh rau sạch thì bạn cần phải làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do các cơ quan có thẩm quyền cấp
Khi có đầy đủ các điều kiện trên thì bạn có quyền thành lập và mở cửa hàng kinh doanh rau sạch.
Nội dung bài viết:
Bình luận