Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao, nhu cầu về dịch vụ ăn uống cũng ngày càng mở rộng. Do đó, kinh doanh nhà hàng hiện nay đang là một lĩnh vực rất phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư. Để có thể hoạt động hợp pháp, các chủ thể kinh doanh cần tiến hành đăng ký kinh doanh nhà hàng theo đúng quy định pháp luật. Khi đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng, các chủ thể kinh doanh cần tiến hành đăng ký kinh doanh nhà hàng để nhà hàng hoạt động hợp pháp. Vậy xin giấy phép kinh doanh nhà hàng ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh Nhà hàng ăn uống của ACC.
Đăng ký giấy phép kinh doanh Nhà hàng ăn uống [Chi tiết]
1. Giấy phép kinh doanh nhà hàng ăn uống là gì ?
Giấy phép kinh doanh nhà hàng ăn uống là văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cho phép một cá nhân hoặc tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh nhà hàng, quán ăn, hoặc các dịch vụ ăn uống khác. Đây là giấy tờ quan trọng, cần thiết để nhà hàng hoạt động hợp pháp và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng
2.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân nhà hàng
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
2.2 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh nhà hàng
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh nhà hàng
>>>>>>>Để hiểu thêm về giấy phép kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định
2.3 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà hàng
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
2.4 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần nhà hàng
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
2.5 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài nhà hàng
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư.
2.6 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể (HKD gia đình) nhà hàng
- Đơn đề nghị cấp phép
- CMND của chủ hộ
*Lưu ý: Đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cần phải có thêm một số giấy tờ sau:
- Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy nếu thuộc các trường hợp tại Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy”.
- Giấy chứng nhận bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong cửa hàng.
- Nếu nhà hàng bạn có bán lẻ rượu để phục vụ khách hàng, bạn cần phải có Giấy phép kinh doanh rượu (Bán lẻ rượu).
3. Quy trình đăng ký xin giấy phép kinh doanh nhà hàng
Để có thể mở nhà hàng thì bạn cần thực hiện theo quy trình sau đây:
Bước 1: Thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng Theo quy định của nhà nước, nếu bạn kinh doanh ở một địa điểm cố định thì bắt buộc phải thành lập hộ kinh doanh hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp siêu nhỏ, có đăng ký ngành nghề sản xuất rõ ràng. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng phương thức đăng ký hộ kinh doanh cho quán ăn.
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng
Vì là một cơ sở kinh doanh thực phẩm nên chắc chắn bạn cần phải đảm bảo các yêu cầu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng
4.1 Hồ sơ chuẩn bị
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư 26/2012/TT-BYT)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành:
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
4.2 Thẩm quyền:
Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;
- Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
4.3 Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu có sai sót cơ quan cấp giấy sẽ ra trong báo bằng văn bản cho doanh nghiệp. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được thong báo hồ sơ không hợp lệ mà doanh nghiệp không bổ sung sửa chửa thì cơ quan cấp giấy sẽ hủy hồ sơ.
- Sau khi thẩm định hồ sơ cơ quan cấp giấy sẽ tiến hành thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày tiếp theo. Đoàn thẩm định từ 5 – 9 người, riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chỉ cần 3 – 5 người trong đó 2/3 là cán bộ là công tác chuyên môn về An toàn thực phẩm.
- Kết quả thẩm định: nếu không đạt cơ sở sẽ có thời gian 60 ngày để tiến hành khác phục các tồn tại mà đoàn nêu trong biên bản thẩm định. Nếu đạt cơ sở sẽ nhân được giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày kể từ ngày thẩm định đạt.
4.4. Thời gian sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà hàng
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
5. Cơ quan có thẩm quyền và thời hạn cấp giấy phép kinh doanh nhà hàng
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
6. Dịch vụ đăng ký kinh doanh nhà hàng của ACC
Công ty ACC cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh nhà hàng trọn gói với chi phí và thời gian cạnh tranh. Công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng với đội ngũ luật sư, tư vấn viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu các vấn đề liên quan như thuế, kế toán, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại,... chắc chắn sẽ đưa ra những tư vấn chính xác, đầy đủ và cung cấp dịch vụ làm hài lòng khách hàng.
ACC sẽ đại diện khách hàng thực hiện các công việc sau:
- Soạn thảo hồ sơ và nộp cho Cơ quan có thẩm quyền;
- Theo dõi và báo cáo kết quả công việc với khách hàng;
- Đại diện khách hàng nhận Giấy phép kinh doanh nhà hàng;
- Hỗ trợ doanh nghiệp sau đăng ký.
Ngoài ra, ACC cũng thực hiện dịch vụ tư vấn, hỗ trợ việc xin cấp các loại giấy phép con như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu, giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá,…
>>>Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh cùng Công ty Luật ACC
7. Những câu hỏi thường gặp
Giấy phép kinh doanh nhà hàng gồm những loại gì?
✔ Giấy phép đăng ký kinh doanh cho cơ sở kinh doanh
- Chủ nhà hàng có thể lựa chọn theo một trong các mô hình hoạt động sau
+ Nhà hàng nhỏ không đăng ký kinh doanh
+ Hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh cá thể.
+ Hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp tư nhân.
+ Hoạt động theo mô hình công ty.
- Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty theo 02 hình thức
+ Công ty 100% vốn nước ngoài.
+ Công ty liên doanh.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh đăng ký: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống. Ngoài ra các công ty hướng đến hoạt động nhượng quyền thương mại thì đăng ký thêm mục tiêu: Hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn.
✔ Giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Thẩm quyền cấp giấy phép này đã được luật sư chia sẻ ở trên
✔ Giấy phép bán lẻ rượu tại chỗ
Tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh doanh rượu phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ rượu tại chỗ. Giấy phép này do UBND quận huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh cấp.
✔ Giấy phép bán lẻ thuốc lá
Tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh doanh thuốc lá phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ thuốc lá.
Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn?
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo diện Doanh nghiệp hoặc Hộ kinh doanh cá thể;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (nếu có kinh doanh thêm rượu).
Chi phí để đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn?
- Lệ phí Nhà nước: Từ 50.000 – 1.000.000 đồng;
- Phí dịch vụ: Từ 300.000 đồng.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Đăng ký giấy phép kinh doanh Nhà hàng ăn uống [Chi tiết]. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận