Công bố hợp quy là một vấn đề cực kỳ phiền toái của các doanh nghiệp, là thủ tục bắt buộc trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Công bố hợp quy là hoạt động quan trọng trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường. Vậy Kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy theo quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Quy định về kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy
1. Kiểm tra hàng nhập khẩu và chứng nhận hợp quy là gì?
Kiểm tra chất lượng là quá trình đánh giá và xác minh các sản phẩm hoặc dịch vụ để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã được xác định. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn, và hiệu suất.
Chứng nhận hợp quy là quá trình xác nhận rằng một sản phẩm, dịch vụ, hoặc hệ thống đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc yêu cầu quy định của pháp luật hoặc tổ chức chứng nhận. Đây là một phần quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ đạt yêu cầu hợp quy để được phép lưu hành trên thị trường.
2. Cơ quan tiếp nhận đăng ký kiểm tra hàng nhập khẩu và chứng nhận hợp quy
Sở LĐTBXH tỉnh thành đối với các danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 quy định tại thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH
Cục An toàn- Bộ LĐTBXH đối với mục 1,2 và mục 13 đến 18 trong danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 tại thông tư 22/2018/ TT-BLĐTBXH
Cơ quan thực hiện chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định có chức năng thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm
3. Quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy và kiểm tra hàng xuất khẩu
Bước 1: Doanh nghiệp nhập hàng hóa, sản phẩm về cảng
Bước 2: Doanh nghiệp chuyển hồ sơ để đăng ký kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng lên Cục An toàn hoặc Sở LĐTBXH. Nộp đăng ký chứng nhận hợp quy cho cơ quan thực hiện chứng nhận hợp quy hàng hóa
Bước 4: Nhận giấy kiểm tra hàng nhập khẩu để thông quan hàng hóa: sau khi cục an toàn (sở LĐTBXH) đánh giá xong hồ sơ đăng ký kiểm tra. Cục An toàn ( sở LĐTBXH) sẽ cấp thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp mang kết quả thông báo nộp cho Hải quan để thông quan hàng hóa. Sau đó cơ quan chứng nhận hợp quy sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy lô hàng (lấy mẫu thử nghiệm đối với mục 13 đến 18 trong danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 quy định tại thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH)
Bước 5: Hoàn thành thủ tục nhập khẩu: sau khi cơ quan chứng nhận hợp quy cấp giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận hợp quy cho Cục An toàn (sở LĐTBXH) để hoàn thành thủ tục Kiểm tra và chứng nhận hợp quy
Chú ý: khi thực hiện chứng nhận tại Công ty dịch vụ tư vấn môi trường ETECH thì chúng tôi sẽ thay doanh nghiệp thực hiện đăng kí kiểm tra chất lượng ở Cục An toàn và sở LĐTBXH. Do đó, sau khi được tư vấn, doanh nghiệp chỉ cần nộp toàn bộ hồ sơ cho chúng tôi và chờ kết quả
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa, cần phải nộp lại giấy chứng nhận hợp quy cho Cục An toàn (hoặc sở LĐTBXH). Quá 15 ngày mà chưa nộp giấy chứng nhận hợp quy thì Cục An toàn (sở LĐTBXH) sẽ gửi thông báo cho hải quan xử lý.
Để biết thêm về Hồ Sơ, Quy Trình Trọn Vẹn Thực Hiện Chứng Nhận Hợp Quy Cửa vui lòng tham khảo tại đây.
4. Hồ sơ kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy gồm có
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và giấy đăng ký chứng nhận hợp quy
- Hợp đồng (bản sao)
- Danh mục hàng hóa
- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ chất lượng
- Hồ sơ kỹ thuật
- Hóa đơn
- Vận đơn
- Test report
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu( nếu không thì bỏ qua)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
- Ảnh hoặc mô tả hàng hóa (nếu có)
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
- Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa
Doanh nghiệp cần chuyển 2 bộ hồ sơ để thực hiện chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng. Đối với đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và giấy đăng ký chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần chuyển 4 bản hồ sơ ( gồm có nộp lại cho hải quan và doanh nghiệp giữ 1 bản).
5.Mọi người cùng hỏi
"Quy định pháp lý nào điều chỉnh việc kiểm tra chất lượng sản phẩm?"
Quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm thường được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý như Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, các nghị định, thông tư của Chính phủ và các bộ ngành liên quan. Ví dụ, tại Việt Nam, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa và các thông tư hướng dẫn liên quan quy định các yêu cầu về kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Chứng nhận hợp quy có cần được gia hạn không, và nếu có, thì làm thế nào để gia hạn?"
Có, chứng nhận hợp quy thường cần được gia hạn theo quy định của tổ chức chứng nhận hoặc pháp luật. Để gia hạn chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần:
- Nộp đơn gia hạn: Gửi đơn gia hạn và các tài liệu cần thiết cho tổ chức chứng nhận trước khi chứng nhận hiện tại hết hạn.
- Thực hiện kiểm tra: Tổ chức chứng nhận có thể yêu cầu thực hiện các kiểm tra định kỳ hoặc đánh giá lại sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Nhận chứng nhận mới: Sau khi hoàn tất các yêu cầu và kiểm tra, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng nhận hợp quy mới cho doanh nghiệp.
"Các doanh nghiệp phải lưu ý gì khi thực hiện chứng nhận hợp quy?"
Doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:
- Tuân thủ yêu cầu: Đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn đã quy định.
- Chuẩn bị hồ sơ: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tài liệu cần thiết cho việc đăng ký chứng nhận.
- Chọn tổ chức chứng nhận uy tín: Lựa chọn tổ chức chứng nhận có uy tín và được công nhận để đảm bảo kết quả chứng nhận có giá trị.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ: Đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ vẫn duy trì chất lượng theo tiêu chuẩn trong suốt quá trình hoạt động.
Trên đây là quy định về Kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận