Cửa, cửa sổ, cửa đi là sản phẩm vật liệu xây dựng được sử dụng thông dụng với từng căn nhà. Theo sự phát triển của đời sống con người mà cửa sổ và cửa đi được thiết kế với mẫu mã bắt mắt hơn và nó không thể thiếu trong kết cầu hoàn thiện của mỗi ngôi nhà. Với mức tiêu thụ cửa khổng lồ như vậy, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm của mình hơn nữa mới đủ sức cạnh tranh trong thị trường khốc liệt. Vì thế mà nhà sản xuất cửa luôn hướng đến tạo ra sản phẩm cửa phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của pháp luật hay còn gọi là chứng nhận hợp quy.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 các sản phẩm cửa sổ, cửa đi không còn nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hợp quy theo Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD mà chỉ chứng nhận hợp chuẩn
Ngày 31/12/2019, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 19/2019/TT-BXD về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2019/BXD. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế Thông tư số 10/2017/TT-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy. Thông tư này cũng không yêu cầu các sản phẩm cửa, cửa sổ, cửa đi phải chứng nhận hợp quy. Tuy nhiên chứng nhận và công bố hợp chuẩn/ hợp quy cho cửa giúp cho doanh nghiệm sản xuất cửa khẳng định chất lượng sản phẩm và tạo thuận lợi trong quá trình đấu thầu vào các công trình lớn,…
1. Quy trình chứng nhận hợp quy cửa
Bước 1. Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 2. Đánh giá hồ sơ, xem xét tài liệu để phục vụ việc đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 3. Đánh giá chứng nhận hợp quy (kết hợp lấy mẫu thử nghiệm)
Bước 4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy
Bước 5. Công bố hợp quy tại Sở Xây dựng
2. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy vật liệu xây dựng
- Chứng nhận hợp quy là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD.
- Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD.
Vậy để vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, nhập khẩu được lưu thông trên thị trường, Doanh nghiệp cần phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy vật liệu xây dựng. Việc này được thực hiện thông qua quá trình gửi mẫu đến tổ chức chứng nhận hợp quy, nhận kết quả kiểm nghiệm có phù hợp hay không phù hợp QCVN 16:2019/BXD rồi xin giấy chứng nhận hợp quy, sau khi có giấy chứng nhận hợp quy Doanh nghiệp tự công bố vật liệu xây dựng của mình phù hợp với QCVN 26:2019/BXD.
3. Phương thức đánh giá sự phù hợp cửa
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 (Sản xuất trong nước) hoặc Phương thức đánh giá 7 (Hàng nhập khẩu)
- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 (Đánh giá quá trình sản xuất và kết hợp lấy mẫu điển hình tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường):
- Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy: 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường
- Chứng nhận hợp quy thực hiện theo Phương thức 7:
- Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm.
- Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm
4. Hồ sơ xin Chứng nhận hợp quy Cửa đối với cá nhân, tổ chức nhập khẩu:
- Phương thức 5:
- Hợp đồng thương mại (trong Hợp đồng phải thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá là tên của nhà sản xuất theo chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008);
- Hoá đơn (Invoice);
- Danh mục hàng hoá (Packing list);
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O);
- Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) hoặc test report (nếu có);
- Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 (còn hiệu lực), dịch sang tiếng Việt nếu là tiếng Trung quốc;
- Chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 (còn hiệu lực), dịch sang tiếng Việt nếu là tiếng Trung quốc; (nếu có)
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp;
- Giấy Giới thiệu của Doanh nghiệp nhập khẩu;
- Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy (01 bản chính);
- Bản đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá (03 bản chính).
Ghi chú: Tất cả hồ sơ trên phải đóng dấu sao y của Doanh nghiệp (nếu là bản photo), Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy.
- Phương thức 7 (theo từng lô hàng)
- Hợp đồng ngoại thương
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Danh mục hàng hóa (Packing list)
- Tờ khai hải quan
- Bản đăng ký chứng nhận hợp quy (03 bản)
5. Hồ sơ xin Chứng nhận hợp quy Cửa đối với cá nhân, tổ chức sản xuất trong nước
- Bản công bố hợp quy;
- Bản mô tả sơ bộ về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng,…)
- Kết quả thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định.
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp đơn vị công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
- Hợp đồng gia công (nếu có)
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy
- Kèm theo các tài liệu liên quan
6. Đối tượng áp dụng chứng nhận hợp quy cửa
- Đối với cá nhân, tổ chức nhập khẩu thì chứng nhận hợp quy là thủ tục bắt buộc để hải quan lấy làm cơ sở ra thông báo cho lô hàng lưu thông trên thị trường.
- Đối với cá nhân, tổ chức sản xuất trong nước thì chứng nhận hợp quy là thủ tục bắt buộc để cơ quan quản lý kiểm soát chất lượng, cam kết của doanh nghiệp trong thị trường.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa liên quan
Nội dung bài viết:
Bình luận