Chỉ tiêu kiểm nghiệm rau củ quả theo quy định [Cập nhật]

Quy định về kiểm nghiệm rau của quả phải tuân theo Quy chuẩn quốc gia để biết được các cơ sở về rau củ quả, làm căn cứ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng. Như đã biết thì hiện nay, các bên sản xuất chỉ mong muốn đạt các giá trị về kinh tế mà quên đi về chất lượng của sản phẩm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu thụ, không chỉ trước mắt mà còn về lâu, về dài. Vậy, căn cứ vào đâu để biết một sản phẩm rau củ là sản phẩm sạch? Căn cứ vào chỉ tiêu nào để có thể tin tưởng tiêu dùng. Tất cả sẽ được Luật ACC giải đáp trong bài viết về kiểm nghiệm rau củ quả dưới đây!

Chỉ tiêu kiểm nghiệm rau củ quả theo quy định [Cập nhật]

Chỉ tiêu kiểm nghiệm rau củ quả theo quy định [Cập nhật]

1. Kiểm nghiệm rau củ quả là gì?

Kiểm nghiệm rau củ quả là quá trình kiểm tra, phân tích và đánh giá chất lượng, an toàn của các loại rau củ quả nhằm đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học và công nghệ phân tích để xác định sự hiện diện và mức độ của các chất có thể gây hại như thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh, và các yếu tố vật lý không mong muốn.

Để biết thêm về Những chi phí kiểm nghiệm thực phẩm bạn cần lưu ý vui lòng tham khảo tại đây.

2. Căn cứ pháp lý để tiến hành kiểm nghiệm rau củ quả

Rau củ quả là thành phần không thể thiếu trong một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất bởi đó là thành phần cơ bản cung cấp chất xơ cũng như tốt với hệ tiêu hóa cho từng cá nhân. Tùy vào từng loại hình thái rau củ, rau củ quả được phân thành rau củ tươi, rau củ đã được nấu chín, rau củ quả chế biến công nghiệp như đông lạnh, đóng hộp, sấy khô hoặc tách nước và có thể là rau củ nguyên, cắt miếng hoặc nghiền. Đối với nước rau củ cũng được tính là thực phẩm thuộc nhóm rau củ và tất cả những thành phẩm trên đây đều phải tuân thủ các quy định về kiểm nghiệm trong các văn bản pháp lý sau đây:

- Luật An toàn thực phẩm năm 2010

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm‎

- Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT  về quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm

- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm

Để biết thêm về Điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho cở sở chế biến rau củ quả vui lòng tham khảo tại đây.

3. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm rau củ quả theo quy định 

Một số chỉ tiêu được đề cập đến bảng sau đây là các chỉ tiêu kiểm nghiệm và phương pháp thử nghiệm đối với sản phẩm là rau củ quả

STT

CHỈ TIÊU

PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM

CẢM QUAN VÀ CƠ LÝ

1.     

Cảm quan ( trạng thái, mùi, vị, màu sắc )

Cảm quan

2.     

Tạp chất (cát sạn)

TK. TCVN 4808:2007

3.     

Tỷ lệ cái, tịnh

TCVN 4414:1987

THÀNH PHẦN CHẤT LƯỢNG

4.     

Độ ẩm(*)

FAO, 14/7, 1986/ Karfisher

5.     

Đường tổng(*)

TCVN 4594:1988

6.     

Đường khử

TCVN 4594:1988

7.     

Carbohydrate

TCVN 4594:1988

8.     

Xơ thô

TK.TCVN 5103:1990

9.     

Tinh bột(*)

FAO, 14/7, 1986

10.   

Muối (NaCl)

AOAC 937.09 (2011)

11.   

Piperin

ISO 5564 :1993

12.   

Acid tổng số(*)

TCVN 4589:1988

13.   

Acid bay hơi

TCVN 4589:1988

14.   

Tro tổng(*)

FAO, 14/7, 1986

15.   

Tro không tan trong HCl(*)

TCVN 7765:2007

16.   

Phospho tổng số

AOAC 995.11 (2011)

17.   

Đạm(*)

FAO, 14/7, 1986

18.   

Béo(*)

FAO, 14/7, 1986

19.   

Béo bão hòa

TK. AOAC 966.17 (2011)

20.   

Xơ dinh dưỡng

AOAC 985.29 (2011)

21.   

Năng lượng (tính từ béo, đạm, carbohydrate)

Bảng NUTRITION FACTS

KIM LOẠI NẶNG

22.   

Arsen (As)(*)

AOAC 986.15 (2011)

23.   

Thủyngân (Hg)(*)

AOAC 974.14 (2011)

24.   

Cadimi (Cd)(*)

AOAC 999.11 (2011)

25.   

Chì (Pb)(*)

AOAC 999.11 (2011)

VI SINH – Rau quả tươi, rau quả đông lạnh

26.   

Tổng số vi khuẩn hiếu khí(*)

TCVN 4884:2005

ISO 4833:2003

27.   

Coliforms(*) (CFU)

TCVN 6848:2007

ISO 4832:2007

28.   

E.coli(*) (CFU)

TCVN 7924-2:2008

ISO 16649-2:2001

29.   

Staphylococcus aureus(*)

AOAC 2003.07:2011 (Petrifilm)

30.   

Clostridium perfringens(*)

TCVN 4991:2005

ISO 7937:2004

31.   

Salmonella spp (*)

TCVN 4829:2008

ISO 6579:2007

VI SINH – Rau quả muối, rau quả khô, café, hạt điều, tiêu…

32.   

Tổng số vi khuẩn hiếu khí (*)

TCVN 4884:2005

ISO 4833:2003

33.   

Coliforms(*) (CFU)

AOAC 991.14:2011 (Petrifilm)

34.   

E.coli(*) (CFU)

AOAC 991.14:2011 (Petrifilm)

35.   

Clostridium perfringens(*)

TCVN 4991:2005

ISO 7937:2004

36.   

Bacillus cereus(*)

TCVN 4992:2005

ISO 7932:2004

37.   

Nấm men-Nấmmốc(*)

TCVN 8275-1:2010

ISO 21527-1:2008 (dạng lỏng)

TCVN 8275-2:2010

ISO 21527-2:2008 (dạng rắn)

4. Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm rau củ quả

Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu của rau củ quả là rất lớn trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm này giúp xác định chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Dưới đây là các chỉ tiêu kiểm nghiệm chính và lý do tại sao chúng quan trọng:

Mức độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Rau củ quả thường được xử lý bằng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học để kiểm soát sâu bệnh và tăng năng suất. Việc kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật giúp đảm bảo rằng các mức dư lượng này không vượt quá giới hạn cho phép, từ đó giảm nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Chỉ tiêu vi sinh: Việc kiểm tra sự hiện diện của vi sinh vật có hại như vi khuẩn Salmonella, E. coli, và các nấm mốc giúp đảm bảo rau củ quả không bị nhiễm bẩn hoặc gây ngộ độc thực phẩm. Các chỉ tiêu vi sinh quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm an toàn khi tiêu thụ.

Độ tươi và chất lượng: Các chỉ tiêu kiểm tra độ tươi, màu sắc, và chất lượng của rau củ quả giúp đánh giá độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Sản phẩm tươi mới có giá trị dinh dưỡng cao hơn và ít bị giảm chất lượng.

Mức độ chất dinh dưỡng: Kiểm nghiệm các chỉ tiêu như vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa trong rau củ quả giúp đánh giá giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Điều này quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe người tiêu dùng.

Độ pH và các chỉ tiêu hóa học khác: Kiểm tra độ pH và các chỉ tiêu hóa học khác giúp xác định điều kiện bảo quản và xử lý của rau củ quả. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng.

5. Những vấn đề cần chú ý khi kiểm nghiệm rau củ quả

nhung-van-de-can-chu-y-khi-kiem-nghiem-rau-cu-qua

- Việc kiểm nghiệm rau củ quả phải được tiến hành trước khi doanh nghiệp lưu thông hàng hóa trên thị trường và cần được tiến hành định kỳ 06 tháng/ lần đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh từ rau, củ, quả nhằm kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ cũng như mẫu sản phẩm được bảo quản tốt mới được tiến hành kiểm nghiệm và kết quả mới khả quan

Để biết thêm về Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho Rau Củ Quả vui lòng tham khảo tại đây.

6. Mọi người cũng hỏi

Các quy định nào áp dụng cho việc kiểm nghiệm rau củ quả ở Việt Nam?

Câu trả lời: Ở Việt Nam, việc kiểm nghiệm rau củ quả thường tuân theo các quy định và tiêu chuẩn như:

  • QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
  • TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam) về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với rau củ quả.
  • Các thông tư, nghị định của Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về kiểm nghiệm và an toàn thực phẩm.

Ai chịu trách nhiệm thực hiện kiểm nghiệm rau củ quả?

Câu trả lời: Trách nhiệm kiểm nghiệm rau củ quả thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, như Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rau củ quả cũng có trách nhiệm tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình theo quy định.

 Làm thế nào để xác định rau củ quả đã đạt tiêu chuẩn an toàn?

Câu trả lời: Để xác định rau củ quả đã đạt tiêu chuẩn an toàn, cần kiểm tra kết quả kiểm nghiệm và so sánh với các giới hạn cho phép quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia (QCVN, TCVN) và các quy định khác của Bộ Y Tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nếu tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, sản phẩm được coi là an toàn.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC về kiểm nghiệm rau củ quả dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành. Khi có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    S
    Sang
    Cho mình hỏi dịch vụ kiểm nghiệm rau củ quả ở đâu uy tín?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Cảm ơn anh chị đã liên hệ bên em, anh chị liên hệ 1900 3330 để được tư vấn cụ thể nhé ạạ
    Trả lời
    A
    Phương An
    Bài viết cung cấp các chỉ tiêu rất hữu ích, giúp mình biết thêm về các chỉ tiêu kiểm nghiệm và an tâm hơn khi sử dụng. Cảm ơn ACC rất nhiều
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Cảm ơn anh chị đã liên hệ bên em, anh chị liên hệ 1900 3330 để được tư vấn cụ thể nhé ạạ
    Trả lời
    T
    T.Linh
    Bài viết rất hữu ích và rõ ràng, giúp mình thêm về các tiêu chí kiểm nghiệm, an tâm sử dụng sản phẩm hơn
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo