Hướng dẫn kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm

Hầu hết các thực phẩm trên thị trường hiện nay đều có chứa chất phụ gia, cả các loại thực phẩm chế biến tươi sống và thực phẩm đóng gói. Bản thân chất phụ gia cũng có những ưu điểm và tác hại ảnh hưởng đến thực phẩm, người sử dụng thực phẩm. Do đó, để đảm bảo quản lý việc sử dụng phụ gia trong thực phẩm, Nhà nước đã có những quy định pháp luật về kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm. Dưới đây là những tổng hợp của Công ty Luật ACC về kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm.

Hướng dẫn kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm

Hướng dẫn kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm

1. Kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm là gì?       

Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng , nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của sản phẩm. Lợi ích từ việc sử dụng phụ gia đem lại là rất lớn, như làm phù hợp với khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng, tạo mùi thơm cho thực phẩm bằng việc sử dụng hương liệu, giữ được chất lượng tự nhiên của thực phẩm cho đến khi sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm là việc cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm tiến hành một hoạt các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với chất phụ gia sử dụng trong thực phẩm

2. Các trường hợp tiến hành kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm:

Chất phụ gia là một trong những nội dung tiến hành của hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm, do đó các trường hợp kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm là các trường hợp kiểm nghiệm thực phẩm. Có 02 trường hợp hợp kiểm nghiệm đó là:

  • Kiểm nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan; việc kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm của tổ chức, cá nhân có thể để phục vụ việc tự công bố sản phẩm hoặc phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến chất phụ gia.
  • Kiểm nghiệm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Việc kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm phải đảm bảo khách quan, chính xác và tuân thủ các quy định về chuyên môn, kỹ thuật.

Để biết thêm về Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm theo luật hiện hành vui lòng tham khảo tại đây.

3. Thủ tục kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm

Quy trình kiểm nghiệm

Để tiến hành kiểm nghiệm bạn có thể tự mang mẫu thực phẩm đến các cơ sở được nhà nước cho phép. Các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm tương ứng với sản phẩm và quy chuẩn. Đối với thực phẩm nhập khẩu bạn cần lưu ý làm thêm bước dịch nhãn sản phẩm sang tiếng Việt.

Bước 2: Lấy mẫu thực phẩm đem đi kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm.

Bước 3: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận kiểm nghiệm.

Thời gian tiến hành kiểm nghiệm

Tùy theo từng chỉ tiêu kiểm nghiệm mà thời gian kiểm nghiệm sẽ nhanh hay chậm, nhưng chỉ dao động từ 01 – 07 ngày.

Để biết thêm về Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm vui lòng tham khảo tại đây.

4. Những lưu ý khi kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm:

Khi tiến hành kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm, cơ quan tiến hành kiểm nghiệm phải thực hiện:

  • Xem xét chất phụ gia sử dụng trong thực phẩm có thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng chất phụ gia của Bộ Y tế hay không. Nếu chất phụ gia không thuộc danh mục chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép thì chất chất phụ gia đó đã được tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm hay chưa;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm đã đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm quy định tại Điều 30  Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm hay chưa;
  • Xem xét mức sử dụng phụ gia trong thực phẩm có vượt quá mức độ sử dụng tối đa được quy định cụ thể tại Phụ lục của Thông tư số 24/2019/TT-BYT;
  • Xem xét phụ gia có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia có phù hợp với quy định của pháp luật không;
  • Kiểm tra việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và phối trọn phụ gia thực phẩm;
  • Dựa vào quy chuẩn quốc gia về các chất phụ gia tương ứng với thực phẩm cần kiểm nghiệm.

Có 23 chất phụ gia, nhóm chất phụ gia đã được pháp luật Việt Nam xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm, đó là: nhóm chất tạo bọt, nhóm chất nhũ hóa, nhóm chất làm dày, nhóm chất làm bóng, enzym, nhóm chế phẩm tinh bột, chất tạo phức kim loại, chất ổn định, chất bảo quản, chất điều vị, chất khí đầy, chất độn, chất xử lý bột, chất điều chỉnh độ acid, phẩm màu, chất làm rắn chắc, chất ngọt tổng hợp, chất chống tạo bọt, chất chống oxy hóa, chất giữ màu, chất chống đông vón, chất tạo xốp và chất làm ẩm.

Đặc biệt đối với nhóm phụ gia là hương liệu, khi tiến hành kiểm nghiệm hương liệu thực phẩm phải chú ý tuân theo những quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 Hướng dẫn sử dụng hương liệu. 

Có thể thấy, Nhà nước có sự quản lý chặt chẽ tới việc sản xuất và sử dụng chất phụ gia trong thực phẩm. Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm là một hoạt động rất quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm, chất phụ gia.

Để biết thêm về Thủ tục công bố phụ gia thực phẩm vui lòng tham khảo tại đây.

5.Mọi người cũng hỏi 

Làm thế nào để kiểm tra độ tinh khiết của phụ gia thực phẩm?

Câu trả lời: Để kiểm tra độ tinh khiết của phụ gia thực phẩm, có thể sử dụng các phương pháp phân tích hóa học như:

Kỹ thuật sắc ký (Chromatography): Sắc ký lỏng hoặc sắc ký khí để phân tích các hợp chất và xác định tạp chất.

Quang phổ (Spectroscopy): Sử dụng quang phổ hồng ngoại hoặc quang phổ khối để phân tích cấu trúc hóa học và độ tinh khiết của phụ gia.

Kiểm tra trọng lượng: Đo lường trọng lượng của phụ gia sau khi xử lý để xác định mức độ tạp chất.

Các chỉ tiêu chính cần kiểm nghiệm đối với phụ gia thực phẩm là gì?

Câu trả lời: Các chỉ tiêu chính cần kiểm nghiệm đối với phụ gia thực phẩm bao gồm:

Độ tinh khiết: Xác định mức độ tinh khiết của phụ gia để đảm bảo không có tạp chất gây hại.

Hàm lượng hoạt chất: Đo lường hàm lượng các hoạt chất chính để đảm bảo phụ gia đáp ứng yêu cầu chất lượng.

Tính chất vật lý: Kiểm tra các đặc tính vật lý như màu sắc, mùi, và độ hòa tan của phụ gia.

Tính chất hóa học: Xác định các tính chất hóa học của phụ gia để đảm bảo chúng không phản ứng bất lợi trong quá trình chế biến thực phẩm.

Tính chất vi sinh: Kiểm tra sự hiện diện của vi sinh vật gây hại hoặc các tạp chất sinh học.

Những yêu cầu pháp lý nào cần tuân thủ khi kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm?

Câu trả lời: Các yêu cầu pháp lý khi kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm bao gồm:

Tuân thủ quy định của cơ quan chức năng: Phụ gia thực phẩm phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn do cơ quan chức năng như Bộ Y tế hoặc Cục An toàn thực phẩm quy định.

Chứng nhận hợp lệ: Các kết quả kiểm nghiệm phải được thực hiện tại các phòng thí nghiệm được công nhận và chứng nhận để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy.

Ghi nhãn chính xác: Phụ gia thực phẩm phải được ghi nhãn chính xác theo quy định, bao gồm thông tin về thành phần, hàm lượng hoạt chất và các chỉ tiêu khác.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về hoạt động kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm, vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    N
    thanh nhàn
    Thủ tục kiểm nghiệm này thường xử lý bao lâu? Kiểm nghiệm chất lượng này chỉ cần làm một lần hay nhiều lần?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    P
    phương
    Chi phí kiểm nghiệm này như thế nào? Có nhiều khâu kiểm nghiệm không?
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo