Doanh nghiệp bạn đang muốn tiến hành kiểm nghiệm cho những sản phẩm của mình thì cần phải hiểu rõ các Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm theo luật hiện hành. Bài viết dưới đây ACC sẽ chia sẽ rõ vấn đề trên.
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm theo luật hiện hành
1. Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?
Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm, nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành.
Để biết thêm thông tin về Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết tại đây!
2. Các loại kiểm nghiệm thực phẩm
Hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm bao gồm 02 loại ứng với 02 loại thủ tục đó là:
- Kiểm nghiệm thực phẩm trước khi công bố: phục vụ cho việc công bổ sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ: căn cứ theo quy định của pháp luật, sau khi công bố sản phẩm; hoặc cơ sở sản xuất; kinh doanh thực phẩm sẽ phải chịu sự giám sát của cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm định. Việc kiểm nghiệm định kỳ thông qua việc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
3. Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm theo luật hiện hành
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm theo luật hiện hành
3.1 Các trường hợp cần phải tiến hành kiểm nghiệm.
Khi thực hiện xét nghiệm, tùy từng sản phẩm mà sẽ có các nhóm tiêu chí khác nhau để tuân thủ. Một số sản phẩm tiêu biểu cần phải kiểm nghiệm:
- Nước ăn uống, nước sinh hoạt.
- Nước uống đóng chai , nước khoáng thiên nhiên, và đồ uống có cồn/ không cồn.
- Nước đá dùng liền.
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Nguyên liệu thực phẩm (magnesi, lod, calci,…).
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
- Phụ gia thực phẩm: Nhóm chất tạo bọt, chất làm dày, chất nhũ hóa, chất làm bóng, enzym,…
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (cao su, nhựa tổng hợp, kim loại, thủy tinh, gốm, sứ,…).
- Các chỉ tiêu cơ bản khi kiểm nghiệm (tùy thuộc vào từng loại sản phẩm sẽ cần một số các chỉ tiêu nhất định):
- Kiểm nghiệm vi sinh có trong thực phẩm.
- Kiểm nghiệm độc tố vi nấm.
- Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ.
- Kiểm nghiệm về hóa chất độc hại, lượng kim loại, và thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
- Kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
- Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì thực phẩm, …
3.2 Quy trình kiểm nghiệm
Để tiến hành kiểm nghiệm bạn có thể tự mang mẫu thực phẩm đến các cơ sở được nhà nước cho phép. Các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm tương ứng với sản phẩm và quy chuẩn. Đối với thực phẩm nhập khẩu bạn cần lưu ý làm thêm bước dịch nhãn sản phẩm sang tiếng Việt.
- Bước 2: Lấy mẫu thực phẩm đem đi kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm.
- Bước 3: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận kiểm nghiệm.
3.3 Thời gian tiến hành kiểm nghiệm
Tùy theo từng chỉ tiêu kiểm nghiệm mà thời gian kiểm nghiệm sẽ nhanh hay chậm, nhưng chỉ dao động từ 01 – 07 ngày.
4. Các câu hỏi thường gặp
Có bắt buộc phải kiểm nghiệm thực phẩm không?
Có, Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc đối với các cơ sở sản kinh doanh sản xuất, chế biến thực phẩm. Để có thể tự công bố sản phẩm và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (một căn cứ bắt buộc để cơ sở sản kinh doanh sản xuất và chế biến thực phẩm được phép hoạt động) thì các cơ sở kinh doanh sản xuất và chế biến thực phẩm cần phải làm thủ tục kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và được cấp giấy (phiếu) chứng nhận an toàn thực phẩm.
Kiểm nghiệm có quan trọng hay không?
Có, Việc kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm có tác dụng nhằm hỗ trợ việc kiểm tra chất lượng của những sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ quá trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm trong suốt quy trình giám định hàng hóa xuất và nhập khẩu.
Yêu cầu về mẫu kiểm nghiệm thực phẩm được quy định như thế nào?
– Mẫu thực phẩm đủ điều kiện được dùng để đem đi xét nghiệm phải có tên sản phẩm. Nhãn mác tiếng Việt (nếu là sản phẩm nhập khẩu); tên các chất có trong TP tương ứng với những chỉ tiêu cần xét nghiệm. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm Specification; COA; hoặc bản công bố của sản phẩm (nếu có).
– Về số lượng/ khối lượng mẫu: 100g (ml) – 500g (ml)/1 phần mẫu thực phẩm; và 3-5 lít/1 phần mẫu nước sinh hoạt; hay nước uống đóng chai.
Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm theo luật hiện hành. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận