Những trường hợp nào không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là một tài liệu quan trọng, xác nhận quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất. Việc cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người dân. Để hiểu rõ hơn về Những trường hợp nào không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết sau.

Những trường hợp nào không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Những trường hợp nào không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

I. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), hay còn gọi là sổ đỏ, là một loại tài liệu pháp lý quan trọng xác nhận quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất. Giấy chứng nhận này được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bao gồm thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, v.v.

II. Những trường hợp nào không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

- Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

- Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013:

+ Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:

Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;

Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;

Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.

+ Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

Như vậy, theo quy định hiện nay thì 7 trường hợp nêu trên sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

III. Các trường hợp người sử dụng được cấp giấy chứng nhận.

- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

IV. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Tại Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Theo đó, đó là những nguyên tắc như sau:

– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được tiến hành theo nguyên tắc phải được cấp theo từng thửa đất. Theo đó, nguyên tắc này được thể hiện như sau: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ được cấp theo thửa. 

– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất đó có nhiều người cùng sở hữu chung, khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đó thì sẽ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận. 

– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với những người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất khi những chủ thể này đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về thuế theo quy định của pháp luật. 

– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng

– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và ranh giới thửa đất thực tế có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì việc xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện theo quy định của pháp luật. 

– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với toàn bộ diện tích thửa đất và thửa đất gốc đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, theo đó, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu được tiến hành theo quy định của pháp luật.

V. Những tài sản nào sẽ được cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất?

Căn cứ khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu và được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) gồm:

- Nhà ở;

- Công trình xây dựng khác (công trình xây dựng không phải là nhà ở);

- Rừng sản xuất là rừng trồng;

- Cây lâu năm.

Lưu ý: Để được chứng nhận quyền sở hữu thì điều kiện trước tiên là những loại tài sản trên tồn tại tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.

Như vậy, ngoài quyền sử dụng đất thì người dân còn được chứng nhận quyền sở hữu đối với các loại tài sản gắn liền với đất nếu có đủ điều kiện, gồm: Nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm.

VI. Những câu hỏi thường gặp:

1. Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Ủy ban nhân dân cấp xã đối với đất do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

2. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

30 ngày đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc khu vực có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được duyệt.

40 ngày đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt.

60 ngày đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc khu vực có quy hoạch chi tiết 1/500 đang được lập, trình duyệt.

15 ngày đối với trường hợp thay đổi nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Có thể cấp chung một giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất không?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo