Kế toán thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và xử lý các giao dịch tài chính liên quan đến việc thanh toán trong một tổ chức hay doanh nghiệp. Công việc này không chỉ đòi hỏi sự cẩn trọng và chính xác trong ghi nhận thông tin mà còn yêu cầu hiểu biết rõ về quy trình kế toán, nguyên tắc kế toán, và quy định pháp luật liên quan đến thanh toán. Để thực hiện công việc kế toán thanh toán một cách hiệu quả, có một số yêu cầu cụ thể mà người làm công việc này cần tuân thủ và thực hiện.
Kế toán thanh toán là gì? Yêu cầu công việc kế toán thanh toán
1. Kế toán thanh toán là gì?
Kế toán không còn xa lạ với nhiều người và đây là một lĩnh vực được chia thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận những nhiệm vụ riêng biệt. Trong đó, kế toán thanh toán đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán thanh toán (KTTT) đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến chứng từ thu, chi trong tổ chức hoặc doanh nghiệp, thực hiện qua thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Giao dịch có thể diễn ra khi khách hàng thanh toán trực tiếp tại công ty hoặc thông qua ngân hàng.
Một số người thường nhầm lẫn giữa kế toán thanh toán và kế toán công nợ vì cả hai đều theo dõi và quản lý tài chính. Tuy nhiên, chúng là hai vai trò hoàn toàn khác nhau trong lĩnh vực kế toán, mặc dù lại có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
2. Mô tả công việc của kế toán thanh toán
Mô tả công việc của kế toán thanh toán bao gồm những nhiệm vụ cụ thể nhằm quản lý và xử lý các giao dịch tài chính liên quan đến thanh toán trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc này được tập trung vào việc quản lý thu, quản lý chi và kiểm soát tài chính một cách chính xác và rõ ràng. Cụ thể, các nhiệm vụ mà kế toán thanh toán phải thực hiện gồm:
Theo dõi và quản lý các khoản thu:
- Ghi nhận và quản lý các khoản thu từ cổ đông và khách hàng.
- Thu hồi công nợ từ khách hàng và theo dõi tiền gửi ngân hàng.
- Quản lý các khoản công nợ của nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng và nhân viên, đồng thời thúc đẩy việc thu hồi nợ.
- Theo dõi quá trình thanh toán qua thẻ của khách hàng.
- Quản lý chứng từ thu - chi dòng tiền.
Theo dõi và quản lý các khoản chi:
- Lên kế hoạch thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp theo lịch trình.
- Liên hệ với nhà cung cấp khi kế hoạch thanh toán cần điều chỉnh.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền mặt hoặc qua ngân hàng cho nhà cung cấp, đối tác, đồng thời kiểm tra và xác minh thông tin liên quan.
Kiểm soát hoạt động thu ngân và quản lý quỹ tiền mặt:
- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thu ngân.
- Đối chiếu và kiểm tra tồn quỹ cuối ngày với thủ quỹ.
- Lập báo cáo tồn quỹ và báo cáo cho cấp trên.
Công việc khác:
- Báo cáo và giải trình các khoản thu - chi không rõ ràng.
- Tham gia cuộc họp và các khóa đào tạo nghiệp vụ.
- Lập báo cáo và sổ sách theo yêu cầu từ cấp trên.
- Thực hiện các nhiệm vụ phân công khác từ cấp trên.
3. Yêu cầu công việc của kế toán thanh toán
Để đảm nhiệm tốt công việc của kế toán thanh toán phải đảm bảo được những yêu cầu sau đây:
Yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng
-
Hiểu biết chuyên môn: Để trở thành một kế toán thanh toán đáng tin cậy, bạn cần nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn về kế toán. Kỹ năng này là cần thiết không chỉ cho nhân viên kế toán mà còn đặc biệt quan trọng với vị trí kế toán thanh toán, theo yêu cầu của Luật Kế toán Việt Nam.
-
Thành thạo máy tính và phần mềm kế toán: Khả năng sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm kế toán là điều cần thiết đối với vị trí kế toán thanh toán. Việc thành thạo các công cụ này giúp bạn xử lý số liệu và thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn.
-
Kỹ năng giao tiếp: Công việc của kế toán thanh toán liên quan chặt chẽ đến nhiều bên như ngân hàng, thu ngân, thủ quỹ. Kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc với các bên liên quan là quan trọng để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
-
Khả năng tư duy logic và phân tích: Để xử lý và phân tích số liệu một cách chính xác và nhanh chóng, kế toán thanh toán cần có khả năng tư duy logic, tổng hợp thông tin và phân tích dữ liệu.
Yêu cầu về phẩm chất:
-
Tính trung thực và trách nhiệm: Kế toán thanh toán cần có tính cách trung thực, cẩn trọng và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao với công việc để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong các giao dịch tài chính.
-
Sức khỏe và năng động: Sức khỏe tốt và năng động trong công việc là yêu cầu quan trọng, vì công việc kế toán đòi hỏi tập trung và chịu áp lực cao trong quá trình làm việc.
-
Tính nhạy bén và nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng nhanh, nhạy bén với thông tin giúp đưa ra các quyết định đúng đắn và xử lý tình huống một cách linh hoạt.
4. Hệ thống chứng từ và sổ sách của kế toán thanh toán
Chứng từ kế toán làm căn cứ ghi nhận vào sổ sách kế toán bao gồm:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
+ Hóa đơn bán hàng
+ Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi, séc, giấy nộp tiền mặt, ủy nhiệm chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có…
+ Báo giá, đơn đặt hàng, hợp đồng mua, hợp đồng bán…
+ Các chứng từ liên quan khác có liên quan đến nghiệp vụ thu, chi của doanh nghiệp.
Hệ thống các sổ sách kế toán thanh toán bao gồm
+ Sổ cái các tài khoản tiền mặt, sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng
+ Sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi ngân hàng
+ Sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền
+ Báo cáo tình hình tiền gửi, số dư
+ Báo cáo kiểm kê quỹ
+ Chi tiết công nợ phải thu
+ Chi tiết công nợ phải trả
+ Tổng hợp công nợ phải thu
+ Tổng hợp công nợ phải trả
+ Phân tích công nợ phải thu, phải trả theo hạn nợ
+ Các sổ sách khác theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp
Nội dung bài viết:
Bình luận