Kế hoạch đào tạo tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm

Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cá nhân và tổ chức liên quan, xin mời quý khách cùng ACC tham khảo kế hoạch tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm được xây dựng như sau.

Kế hoạch đào tạo tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm

Kế hoạch đào tạo tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm

1. Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là gì?

Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là một quá trình đào tạo và cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho những người làm việc trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh và phục vụ thực phẩm. Mục tiêu của các chương trình tập huấn này là đảm bảo rằng những người tham gia hiểu rõ và có thể áp dụng các nguyên tắc và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Để biết thêm về quy định đào tạo an toàn thực phẩm, vui lòng tham khảo: tại đây

2. Đối tượng nào phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT quy định đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm gồm có:

- Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ của cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê/uỷ quyền để điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm và thuỷ sản của cơ sở.

- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Là người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở.

Mặt khác, theo điểm đ khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn về thực phẩm, trong đó có:

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Theo quy định trên thì chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi đạt được giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm thì tổ chức gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại điểm 11 Công văn số 5845/BCT-KHCN năm 2013 về thời hạn của giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm:

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.

Từ các quy định trên, có thể thấy rằng đối tượng phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm gồm có: Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và người trực tiếp sản xuất kinh doanh.

Để biết thêm thông tin về học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu,vui lòng tham khảo: tại đây

3. Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm ở đâu?

Theo quy định tại Công văn số 244/ATTP-NĐTT năm 2019 của Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế có nêu:

- Người trực tiếp sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống phải chủ cơ sở xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Do đó, việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có thể do cá nhân (tự học), do cơ sở tổ chức mời chuyên gia giảng và cũng có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá.

- Tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên được cơ sở tiến hành tự biên soạn hoặc sử dụng tài liệu được cơ quan quản lý ban hành.

Như vậy, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do cá nhân tự hoặc hoặc do cơ sở tổ chức mời chuyên gia giảng,... và có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá. Chủ cơ sở sẽ căn cứ kết quả đánh giá để lập danh sách xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.

4. Kế hoạch, quy trình tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm

ke-hoach-quy-trinh-to-chuc-tap-huan-kien-thuc-an-toan-thuc-pham

Bước 1: Chuẩn bị bộ tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên. Tuỳ vào mỗi sản phẩm thuộc cơ quan quản lý nào mà doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ tài liệu tập huấn tương ứng. Doanh nghiệp có thể tải bộ câu hỏi về an toàn thực phẩm tại:

- Quyết định số 1390/QĐ-BCT năm 2020: Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công thương.

- Quyết định số 37/QĐ-ATTP năm 2015: Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế.

- Quyết định số 381/QĐ-QLCL năm 2014: Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bước 2: Lập quyết định về việc tổ chức thi xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, dựa trên câu hỏi có sẵn để chọn và được soạn thành bộ đề chính thức.

Bước 3: Tổ chức cho nhân viên thuộc đối tượng tham gia tập huấn theo quy định thi kiến thức an toàn thực phẩm.

Bước 4: Hội đồng tổ chức thi tiến hành chấm điểm và đánh giá, tổng kết kết quả thi của từng nhân viên.

Bước 5: Các nhân viên đạt sẽ được xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và lập danh sách hoàn chỉnh, lưu hồ sơ tài liệu chứng minh nhân viên đó đã được tập huấn.

5. Biên bản tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm 

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐOÀN KIỂM TRA………                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /BB-…..                                                    ….., ngày …. tháng …. năm …..

BIÊN BẢN

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Thực hiện Quyết định số /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm …..(1)

Địa chỉ: …(2)

ĐT: …… Fax: …….(3)

  1. Thành phần tham gia buổi làm việc 
  2. Thành phần đoàn kiểm tra: (4)

(1). …… chức vụ: Trưởng đoàn

(2). ………. Thành viên

(3). ……

  1. Đại diện cơ sở được kiểm tra: (5)

(1). ….chức vụ:…………

(2). …….chức vụ:……….

  1. Với sự tham gia của (nếu có):

(1). ……….chức vụ:……

(2). …

  1. Nội dung và kết quả kiểm tra
  2. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: (6) 

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số: ……

– Số người lao động: …….. Trong đó: Trực tiếp: ……………… Gián tiếp: ……

– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: ……….

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm…..

  1. Điều kiện an toàn thực phẩm: (7) 

TT

Nội dung đánh giá

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1. Điều kiện vệ sinh đối với cơ sở

 

 

 

1.1

Địa điểm, môi trường

 

 

 

1.2

Khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm bảo đảm sạch, cách biệt với nguồn ô nhiễm

 

 

 

1.3

Thiết kế, bố trí khu vực chế biến (bếp) theo nguyên tắc một chiều

 

 

 

1.4

Tường xung quanh khu vực chế biến (bếp) đảm bảo sạch, dễ vệ sinh

 

 

 

1.5

Sàn nhà sạch, đồ vệ sinh, không đọng nước

 

 

 

1.6

Khu vực ăn uống (phòng ăn) cho khách đảm bảo vệ sinh

 

 

 

1.7

Kho bảo quản thực phẩm đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định

 

 

 

1.8

Hệ thống cung cấp nước cho chế biến đảm bảo vệ sinh

 

 

 

1.9

Hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh

 

 

 

1.10

Phòng thay quần áo bảo hộ lao động

 

 

 

1.11

Nhà vệ sinh cách biệt với khu chế biến, phòng ăn

 

 

 

1.12

Các nội dung khác:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ

 

 

 

2.1

Phương tiện rửa tay và khử trùng tay

 

 

 

2.2

Thiết bị phòng chống côn trùng, động vật

 

 

 

2.3

Quần áo bảo hộ lao động, mũ chụp tóc, mạng

 

 

 

2.4

Trang thiết bị, dụng cụ giám sát, bảo quản thực phẩm

 

 

 

2.5

Thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến bảo đảm hợp vệ sinh và riêng biệt đối với thức ăn sống và thức ăn chín

 

 

 

2.6

Thiết bị, dụng cụ bảo quản, che đậy thức ăn đã được chế biến

 

 

 

2.7

Thiết bị, dụng cụ để kẹp, gắp, múc thức ăn

 

 

 

2.8

Có trang thiết bị, dụng cụ, tủ lưu mẫu theo quy định

 

 

 

2.9

Dụng cụ chứa đựng chất thải đảm bảo kín, có nắp đậy

 

 

 

2.10

Kho bảo quản thực phẩm có các trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm việc bảo quản thực phẩm (có giá, kệ, trang thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại, điều hòa, ẩm kế…)

 

 

 

2.11

Các nội dung khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Điều kiện về con người

 

 

 

3.1

Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm thay đồ bảo hộ, mũ chụp tóc, tháo bỏ mọi trang sức, cắt ngắn móng tay, đeo găng tay khi chế biến thực phẩm

 

 

 

3.2

Phụ trách bộ phận nắm được nguyên tắc một chiều và thực hiện đúng nguyên tắc

 

 

 

3.3

Phụ trách bộ phận, nhân viên nắm được kỹ thuật kiểm thực ba bước và có tiến hành kiểm thực ba bước theo đúng kỹ thuật

 

 

 

3.4

Phụ trách bộ phận, nhân viên nắm được phương pháp lưu mẫu và thực hiện lưu mẫu đúng nguyên tắc

 

 

 

3.5

Các nội dung khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, nguồn nước

 

 

 

4.1

Có hợp đồng về nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm an toàn

 

 

 

4.2

Phụ gia thực phẩm dùng trong chế biến thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế

 

 

 

4.3

Nước dùng trong chế biến thực phẩm

 

 

 

4.4

Thực phẩm sử dụng để chế biến được đã công bố, nhãn mác đúng quy định, đầy đủ

 

 

 

  1. Các nội dung khác:….. (8) 
  2. Lấy mẫu để kiểm nghiệm:….

III. Kết luận, kiến nghị và xử lý (9) 

  1. Kết luận

1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ………

1.2. Những mặt còn tồn tại: ……

  1. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở dịch vụ ăn uống….

2.2. Kiến nghị của cơ sở dịch vụ ăn uống đối với Đoàn kiểm tra….

  1. Xử lý, kiến nghị xử lý……

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …… giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia làm việc và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản được giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ (Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành thì số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra)./.

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)



Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký tên)

6. Lợi ích khi tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm

Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:

- Giúp cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp để bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Giúp các tổ chức, cá nhân nắm vững quy định về an toàn thực phẩm và thực hiện đúng các quy định này.

- Giúp chủ cơ sở, người tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ những khâu đầu tiên cho đến khi tiêu thụ hàng hoá.

- Giúp thay đổi được các hành vi của chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: rửa tay, bảo quản, che đậy, bao gói, trang bị thực phẩm,...

7. Mọi người cũng hỏi

Mục đích của kế hoạch tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là gì?

Trả lời: Mục đích của kế hoạch tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là nâng cao nhận thức và hiểu biết về các nguyên tắc an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cũng như người tiêu dùng. Điều này nhằm giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Làm thế nào để đánh giá hiệu quả của chương trình tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm?

Trả lời: Để đánh giá hiệu quả của chương trình tập huấn, có thể sử dụng các phương pháp sau:

  • Kiểm tra kiến thức trước và sau khi tập huấn thông qua bài kiểm tra, khảo sát.
  • Theo dõi sự thay đổi trong các hoạt động và thực hành an toàn thực phẩm của người tham gia.
  • Thu thập phản hồi từ người tham gia về nội dung và phương pháp giảng dạy.
  • Đánh giá số lượng và chất lượng các vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm sau khi tập huấn.

Những phương pháp nào thường được sử dụng trong chương trình tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm?

Trả lời: Các phương pháp thường được sử dụng trong chương trình tập huấn bao gồm:

  • Giảng dạy lý thuyết và thực hành.
  • Thảo luận nhóm, tình huống giả định.
  • Video, hình ảnh minh họa.
  • Đào tạo tại chỗ, hướng dẫn thực tế.
  • Kiểm tra, đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra, câu hỏi trắc nghiệm.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    V
    vỹ
    Bài viết có tư vấn thủ tục, quy trình rất đầy đủ, cụ thể
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ Công ty Luật ACC, Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết ạ. Mình cần hỗ trợ dịch vụ liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ ạ.
    Trả lời
    B
    bách
    Bài viết cung cấp các thông tin liên quan, cần thiết, rất dễ hiểu
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ Công ty Luật ACC, Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết ạ. Mình cần hỗ trợ dịch vụ liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ ạ.
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo