Hiện nay, các hoạt động hợp tác đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiện đại và tiến bộ. Khi thực hiện hoạt động này, chủ thể phải lập hợp đồng. Vậy, hợp đồng hợp tác đầu tư dự án là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về hợp đồng hợp tác đầu tư dự án.
1.Hợp đồng hợp tác đầu tư là gì?
Trước khi tìm hiểu hợp đồng hợp tác đầu tư dự án, chủ thể cần nắm được khái quát về hợp đồng hợp tác đầu tư
Hợp đồng hợp tác là hợp đồng có nhiều bên tham gia và các bên có quyền và nghĩa vụ theo nội dung thoả thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng hợp tác đầu tư là sự thỏa thuận giữa các bên đầu tư về việc đóng góp công sức, tài sản để thực hiện một công việc nhất định, trước khi tham gia hợp tác đầu tư các bên phải phân chia rõ lợi nhuận, phân chia tài sản mà không cần thành lập tổ chức kinh tế.
Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau: “ Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.
Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng hợp tác đầu tư một cách khái quát như sau: hợp đồng hợp tác đầu tư là văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên đầu tư về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các vấn đề về đóng góp công sức, tài sản để thực hiện một công việc nhất định, trước khi tham gia hợp tác đầu tư các bên phải phân chia rõ lợi nhuận, phân chia tài sản mà không cần thành lập tổ chức kinh tế.
2.Đặc điểm của hợp đồng hợp tác đầu tư
Đặc điểm của hợp đồng hợp tác đầu tư là một vấn đề cần thiết khi tìm hiểu hợp đồng hợp tác đầu tư dự án
Hợp đồng hợp tác đầu tư có những đặc điểm sau đây:
– Nội dung trong hợp đồng hợp tác kinh doanh do các bên xây dựng nhằm mục đích thực hiện, hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Các bên sẽ gắn kết quyền và nghĩa vụ với nhau qua hợp đồng.
– Hợp đồng hợp tác đầu tư mang tính song vụ.
– Hình thức trong hợp đồng không quy định bắt buộc bằng miệng hay văn bản. Để tránh những tranh chấp phát sinh sau nay, các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản thể hiện rõ ràng ý chí của các bên.
– Chủ thể hợp đồng hợp tác đầu tư:
Xuất phát từ mục đích của hợp đồng đầu tư nên pháp luật quy định chủ thể của hợp đồng hợp tác là nhà đầu tư. Chủ thể thực hiện việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư là các nhà đầu tư bao gồm các nhà đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư được quy định tại Khoản 18, Khoản 19 và Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư 2020 như sau:
+ Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên
+ Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước
Có thể thấy rằng mọi tổ chức, cá nhân dù là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo đồng hợp tác đầu tư.
3.Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án
Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án được phân tích cụ thể như sau:
Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án về bản chất là sự thỏa thuận, liên kết giữa các bên khi cùng tham gia đầu tư vào một dự án. Hợp đồng theo quy định pháp luật hiện hành không bắt buộc hình thức văn bản hay văn nói. Tuy nhiên nội dung hợp đồng luôn cần phải rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các bên liên kết.
Hợp đồng mang tính song vụ khi phân định các bên tham gia phải cùng nhau hướng tới mục tiêu cuối cùng. Đồng thời hợp đồng chỉ rõ việc đóng góp công sức, tài sản cũng như lợi nhuận thu được của mỗi bên trong quá trình hợp tác.
Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án có thể giao kết bằng miệng hoặc văn bản. Tuy nhiên để tránh xảy ra tranh chấp thì chuyên gia khuyên chủ đầu tư nên thực hiện hợp đồng bằng văn bản rõ ràng. Theo đó mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư dự án được soạn thảo cần có những nội dung như sau:
Căn cứ soạn thảo hợp đồng hợp tác đầu tư
Khi soạn thảo hợp đồng thì căn cứ soạn thảo là phần mục nội dung quan trọng. Ở đây, mẫu hợp đồng cần ghi rõ các căn cứ soạn thảo gồm:
Bộ luật dân sự năm 2015
Căn cứ tình hình năng lực, nhu cầu các bên tham gia
Căn cứ trên tinh thần, thiện chí hợp tác của các bên tham gia.
Thông tin các bên tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư
Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư dự án cũng giống mẫu hợp đồng tư vấn đầu tư hay các mẫu hợp đồng kinh doanh khác đều không thể thiếu thông tin các bên tham gia. Cụ thể trong hợp đồng thông tin mỗi bên thường bao gồm như sau:
Thông tin về tên công ty
Thông tin về tên của người đại diện công ty và chức vụ của họ
Thông tin về địa chỉ trụ sở
Thông tin liên hệ: Điện thoại, số tài khoản, email,…
Mỗi công ty tham gia hợp đồng sẽ được gọi là 1 bên hợp tác, ví dụ bên A, B, C,…Vì thế mỗi bên như vậy cần tiến hành kê khai thông tin đầy đủ vào hợp đồng hợp tác đầu tư. Bạn có thể tham khảo thêm hình ảnh minh họa ngay bên dưới.
Những vấn đề có liên quan đến hợp đồng hợp tác đầu tư dự án và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về hợp đồng hợp tác đầu tư dự án sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến hợp đồng hợp tác đầu tư dự án cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận