Hiện nay, việc thành lập các loại hình doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên thị trường đang diễn ra phổ biến với số lượng ngày càng nhiều. Trong số các loại hình doanh nghiệp đó, có công ty hợp danh. Vậy, hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết them thông tin chi tiết về hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh.
1.Khái quát quy định pháp luật về công ty hợp danh
Trước khi tìm hiểu hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh, chủ thể cần nắm được khái quát về công ty hợp danh.
- Theo quy định tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Về thành viên công ty hợp danh:
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
- Về tài sản:
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2.Bất cập trong quy định pháp luật về công ty hợp danh
Khi tìm hiểu về vấn đề hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh chủ thể cũng cần biết được những bất cập trong quy định pháp luật về công ty hợp danh được đưa ra bởi các chuyên gia cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc xác định hình thức pháp lý của công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 chưa rõ ràng và thể hiện sự tách bạch của các hình thức công ty hợp danh. Điều này là chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn bởi vì việc chưa xác định các hình thức pháp lý và sự tác bạch các hình thức pháp lý của công ty hợp danh gây ảnh hưởng đến các quan hệ kinh doanh thương mại của thương nhân trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi có sự đồng bộ hệ thống pháp luật quốc gia với thông lệ quốc tế; đồng thời việc mở rộng các hình thức tổ chức kinh doanh góp phần tăng cường quyền tự do kinh doanh của thương nhân.
Về nguyên tắc, tùy thuộc vào số lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư mà chủ đầu tư có thể chọn một loại hình tổ chức kinh doanh phù hợp để kinh doanh từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời, việc từ vấn đề không tách bạch rõ ràng các hình thức pháp lý của công ty hợp danh, dẫn đến những khó khăn trong việc chuyển đổi hình thức công ty giữa chúng. Bởi vì, Khoản 1 Điều 177 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thêm các thành viên góp vốn. Như vậy, nếu khi một thành viên hợp danh đột ngột qua đời thì theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 207, Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong thời hạn 06 tháng, nếu không có thêm một thành viên hợp danh nữa hoặc không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nếu không bổ sung được đủ số lượng thành viên hợp danh theo quy định thì công ty hợp danh sẽ bắt buộc phải giải thể mặc dù có thể công ty đang tiếp tục hoạt động và phát triển. Điều này, thể hiện sự không linh hoạt và đi vào đời sống xã hội của luật, nhiều khi còn cản trở việc phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ hai, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, việc chỉ cho phép cá nhân là thành viên hợp danh là hạn chế quyền tự do kinh doanh và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Nghiên cứu so sánh pháp luật các quốc gia cho phép thành viên hợp danh là pháp nhân. Theo luật về hợp danh trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Partnerships Act - Luật số 163A - Tuyển tập năm 1994) của Singapore thì thành viên hợp danh có trách nhiệm hữu hạn hành viên có thể là cá nhân từ 18 tuổi trở lên hoặc công ty (hoặc LLP), đều chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Tại Hoa Kỳ, công ty hợp danh là một tổ chức kinh doanh được thành lập bởi ít nhất hai thành viên hợp danh, có thể là các cá nhân hoặc công ty. Mỗi thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn đối với tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty [26]. Như vậy,“thành viên hợp danh có thể là một công ty”. Luật Công ty 2006 Nhật Bản cũng cho phép cả pháp nhân trở thành thành viên hợp danh trong Gomei Kaisha, là công ty hợp danh được thành lập theo pháp luật về thương mại Nhật Bản . Do đó, ở các nước không ít trường hợp hai hoặc nhiều công ty cùng góp vốn thành lập một công ty hợp danh.
Với quy đinh Luật Doanh nghiệp năm 2020, thì ít nhiều đã tạo nên sự kém hấp dẫn của loại hình công ty hợp danh.
Thứ ba, khung pháp lý dành cho thành viên góp vốn trong công ty hợp danh còn nhiều quy định chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, và bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của thành viên công ty.
Khoản 1, Điều 183, Luật Doanh nghiệp 2020, chỉ có Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên hợp danh có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên. Như vậy, thành viên góp vốn không có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên. Nghiên cứu Luật thương mại Cộng Hòa Pháp thành viên góp vốn vẫn có quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên, miễn là họ đáp ứng điều kiện: số thành viên góp vốn triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên phải ít nhất một phần tư về số lượng và ít nhất một phần tư về vốn góp của tổng số thành viên góp vốn. Căn cứ khoản 5 Điều 222 Bộ luật Thương mại Pháp chỉ rõ: “Các quyết định sẽ được thực hiện theo quy định trong điều lệ và những thỏa thuận khác của công ty. Tuy nhiên, Hội đồng thành viên được triệu tập hợp pháp theo yêu cầu bởi một thành viên hợp danh hoặc một phần tư theo số lượng và vốn của các thành viên góp vốn”.
Khoản 5 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Thành viên hợp danh có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ”. Quy định về quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2020 chưa được quy định rõ ràng, còn chung chung. Cụ thể, khi quyết định những vấn đề quan trọng có liên quan đến thành viên góp vốn như: sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩavụ của thành viên góp vốn, tổ chức lại và giải thể công ty...; thì tỉ lệ bỏ phiếu của thành viên góp vốn trên tổng số thành viên của công ty thì được xem là hợp lệ. Vấn đề này Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn bỏ ngỏ. Nghiên cứu Điều L222-9 Bộ luật Thương mại Pháp, việc quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền lợi tất cả thành viên trong công ty phải được sự đồng ý của tất cả thành viên hợp danh và trên 50% tổng số thành viên góp vốn đồng ý.
3.Hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh
Vấn đề hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh cđược phân tích cụ thể như sau:
Cần thiết phải xây dựng quy chế pháp lý riêng cho công ty hợp danh và cho công ty hợp vốn đơn giản. Nhưng trước hết cần phải nhận thức công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản là hai hình thức công ty khác biệt. Đồng thời, cần xây dựng đầy đủ các giải pháp đối với việc chuyển đổi hình thức công ty.
Cần phải cho phép pháp nhân có thể trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Khi pháp nhân trở thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì pháp nhân cử một nhóm người đại diện để tham gia quản lý. Nếu điều lệ công ty không có quy định khác, quyền và nghĩa vụ của nhóm người này sẽ tương đương với một thành viên hợp danh trong công ty.
Cần cho phép công ty hợp danh phát hành trái phiếu để huy động vốn, điều này sẽ tạo hành lang pháp lý thoáng hơn cho công ty hợp danh và đảm bảo công bằng giữa các hình thức tổ chức kinh doanh, bởi quyền phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến tính đối nhân của công ty hợp danh. Vì người nắm giữ trái phiếu không phải là thành viên công ty và trái phiếu không làm tăng vốn điều lệ. Người nắm giữ trái phiếu không có bất kỳ quyền quyết định nào trong công ty hợp danh. Họ chỉ được trả lại số tiền ghi trên trái phiếu và lãi khi đến hạn. Ngoài ra, khi cho phép phát hành trái phiếu sẽ giải quyết được vấn đề tài chính của công ty, giúp công ty xoay sở được vốn trong những trường hợp cần thiết.
Việc tiếp tục hoàn thiện mô hình pháp lý về công ty hợp danh là cần thiết, nhằm góp phần xóa bỏ rào cản về đầu tư, kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
Những vấn đề pháp lý có liên quan đến hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ ràng hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận