Hộ kinh doanh có được mở chi nhánh hoạt động không?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt sau giai đoạn tình hình Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp trong những năm qua. Các hộ kinh doanh đã và đang dần trở lại hoạt động, việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm cơ hội ngày càng lớn. Do đó, việc hộ kinh doanh có nhu cầu thực hiện các thủ tục, hồ sơ mở rộng hoạt động là tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật quy định về việc hộ kinh doanh mở rộng chi nhánh hoạt động như thế nào? đang là vấn đề mà nhiều bạn đọc quan tâm. Để giải đáp vấn đề này, Luật ACC xin gửi tới quý bạn bài viết: “Hộ kinh doanh có được mở chi nhánh hoạt động không?”.

ho-kinh-doanh_2711103707-1-300x2341. Hộ kinh doanh là gì? 

Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định cụ thể về khái niệm hộ kinh doanh, theo đó hộ kinh doanh được khái quát bằng định nghĩa được quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP về đăng ký kinh doanh:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Hộ kinh doanh là một mô hình kinh doanh khá phổ biến ở nước ta, là một trong những hình thức tổ chức kinh tế của cá nhân hoặc gia đình lâu đời và thông dụng ở Việt Nam;…

2. Hộ kinh doanh không được mở chi nhánh hoạt động

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về chi nhánh như sau:
"1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."
Theo đó, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ quyết định thành lập chi nhánh. Trường hợp thành lập chi nhánh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.
Theo quy định pháp luật hiện hành Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 
Còn hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, theo quy định của pháp luật, pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm đối với tài sản riêng của mình, mà hộ kinh doanh lại chịu trách nhiệm bằng chính tài sản riêng của chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hộ kinh doanh thường có quy mô nhỏ, mang tính chất cá nhân và hộ gia đình. Do vậy, hộ kinh doanh không thể mở chi nhánh.
Ngoài ra căn cứ theo Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh: 
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại
Theo đó, pháp luật quy định mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ chỉ được phép đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc, nghĩa là hộ kinh doanh sẽ không được phép mở rộng hộ kinh doanh hoặc mở rộng thêm chi nhánh mới trên địa bàn thành phố. 
Như vậy, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp chứ không phải của hộ kinh doanh. Vì vậy, hộ kinh doanh không thể mở thêm chi nhánh để hoạt động. Nếu muốn mở thêm chi nhánh, hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp.

3. Hộ kinh doanh không được mở chi nhánh nhưng hộ kinh doanh được mở địa điểm kinh doanh tại địa bàn khác nhau

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 84 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: 
“2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại”. Theo quy định trên, hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh tại địa phương khác nhau. 

Những lưu ý khi hộ kinh doanh mở địa điểm kinh doanh: 

1) Hộ kinh doanh phải thông báo Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại;
2) Khi mở địa điểm kinh doanh mới, hộ kinh doanh không cần phải thực hiện thủ tục mở địa điểm kinh doanh đối với cơ quan đăng ký kinh doanh
3) Hộ kinh doanh không được đăng ký địa điểm kinh doanh tại nhà chung cư, khu tập thể;
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2015 và Nghị định 30/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định: 
“7. Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.”
Theo đó, hộ kinh doanh khi sử dụng nhà chung cư làm địa điểm kinh doanh thì bắt buộc phải chuyển sang địa điểm khác hợp lệ theo quy định của pháp luật.

4. Dịch vụ tư vấn mở chi nhánh hộ kinh doanh cá thể của Luật ACC

Trên đây là giải đáp của Luật ACC về những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến chủ đềHộ kinh doanh có được mở chi nhánh hoạt động không?”. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải liên quan hộ kinh doanh cá thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (448 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo