Hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế như thế nào [2024]

Nghị định 126/2020/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật mới nhất hướng dẫn một số quy định Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ ngày 19/10/2020. Nghị định này có một số chỉnh sửa, bổ sung các quy định điều chỉnh về việc kê khai, nộp thuế của hộ kinh doanh.  Căn cứ vào nghị định này, ACC sẽ trình bày, phân tích và giúp bạn trả lời câu hỏi: Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào?

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế như thế nào
Hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế như thế nào

1. Nghĩa vụ nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể

 Trước khi tìm hiểu vấn đề: hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào? cần tìm hiểu về nghĩa vụ nộp thuế của hộ kinh doanh. Khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh phải nộp 3 loại thuế chính sau:

  • Thuế môn bài 
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế giá trị gia tăng 

Thêm vào đó, hộ kinh doanh có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này. Để thưc hiện nghĩa vụ nộp thuế, hộ kinh doanh phải thực hiện kê khai thuế đối với cơ quan có thẩm quyền. Việc kê khai, nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể sẽ được trình bày sau đây:

2. Kê khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

 Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào? Trước tiên ACC sẽ trình bày về việc kê khai thuế với hộ kinh doanh cá thể.

Kê khai thuế là gì?

Khoản 7 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 định nghĩa: “Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp.”. Như vậy, khai thuế là trình bày các số liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế.

Khoản 2 Điều 17 Luật quản lý thuế 2019 quy định người khai thuế phải đảm bảo độ chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Thêm vào đó, người có nghĩa vụ nộp thuế không được cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp, đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật quản lý thuế.

Nếu hồ sơ khai thuế được cơ quan thuế chấp nhận thì người nộp thuế phải có nghĩa vụ nộp đủ số thuế đã khai. Trong trường hợp kê khai không trung thực, không chính xác thì hoặc kê khai không đúng thời hạn thì bị ấn định thuế.

Lưu ý rằng mỗi loại thuế thì hồ sơ và cách thức kê khai thuế khác nhau. Người nộp thuế có trách nhiệm khai đúng, đủ và nộp hồ sơ khai thuế theo thời hạn luật định. Nếu không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do sự kiện bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn...thì được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Các trường hợp không phải kê khai thuế

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định một số trường hợp không phải thực hiện việc kê khai thuế với cơ quan thuế:

  • Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.

  • Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống, trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.
  • Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
  • Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh 
  •  Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp

Như vậy, hộ kinh doanh thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải kê khai thuế, ngược lại thì phải có trách nhiệm kê khai thuế theo quy định pháp luật.

3. Quy trình, thủ tục kê khai thuế, nộp thuế cho hộ kinh doanh cá thể?

 Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào? Sau đây là quy trình mà hộ kinh doanh cần làm:

Thông thường hộ kinh doanh thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo phương pháp khoán thuế. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán. Phạm vi bài viết này sẽ trình bày quy trình, thủ tục kê khai thuế theo phương pháp khoán. 

Quy trình khai thuế hộ kinh doanh cá thể được thực hiện qua 2 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế là tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với ngân sách nhà nước do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng phương thức điện tử hoặc giấy.

Hồ sơ khai thuế theo phương pháp khoán theo thông tư 40/2021/TT-BTC bao gồm:

  • Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu 01/CNKD

Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh đồng thời xuất trình, nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:

  • Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán
  • Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
  • Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;...

Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế

Nơi nộp hồ sơ khai thuế là chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán như sau, người có nghĩa vụ nộp thuế phải thực hiện đúng thời hạn:

  • Trường hợp bình thường: Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.

Ví dụ: Năm tính thuế là 2022 thì phải nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là vào ngày 15/12/2021.

  • Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
  • Trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

Bước 3: Nộp thuế

Khoản 1 Điều 56 Luật quản lý Thuế 2019 quy định người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo một trong các con đường sau:

  • Tại Kho bạc Nhà nước;
  • Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
  • Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
  • Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Thời hạn để hộ kinh doanh cá thể nộp thuế được quy định như sau:

  • Căn cứ Thông báo nộp tiền, hộ khoán nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN theo thời hạn trên Thông báo nộp tiền.
  • Trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời hạn khai thuế: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

4. Khai bổ sung trong trường hợp hồ sơ khai thuế có sai sót

 Khai bổ sung hồ sơ thuế là một trong những lưu ý của vấn đề: hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào? Bởi lẽ, việc khai thuế cũng không tránh khỏi có những sai sót, pháp luật dự trù cách giải quyết trong trường hợp khai thuế có sai sót như sau:

Trường hợp 1: Việc bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế: 

Tiến hành nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung. Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

Trường hợp 2: Việc bổ sung làm thay đổi nghĩa vụ thuế

Nếu việc khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả. Phải tiến hành nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Nếu khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

 Trên đây là phần tư vấn của ACC cho câu hỏi: hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ của Công ty Luật ACC chúng tôi.

5. Những câu hỏi thường gặp về kê khai, nộp thuế hộ kinh doanh cá thể

 Phần trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi: hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào? Tiếp theo sau đây ACC sẽ giải đáp 1 số thắc mắc về việc kê khai, nộp thuế hộ kinh doanh :

Câu hỏi 1: Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì có phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế không?

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thì thông báo cho cơ quan thuế và không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng nếu khai thuế theo tháng hoặc tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn quý nếu khai thuế theo quý.

Câu hỏi 2: Khai thuế quá thời hạn quy định bị xử phạt như thế nào?

Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt với hành vi khai thuế quá thời hạn:

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ, nếu không có tình tiết giảm nhẹ phạt tiền 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
  • Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày; Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế,
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế

Câu hỏi 3: Cố tình không cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế sai lệch bị xử phạt như thế nào?

Điều 14 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt với hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin.

 Câu hỏi 4: Hành vi trốn thuế bị xử phạt như thế nào?

Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt với hành vi trốn thuế. Về các hành vi được coi là trốn thuế, điều này cũng quy định rõ. Mức phạt đối với hành vi này được quy định như sau:

  • Phạt tiền 1 lần số thuế trốn khi có một tình tiết giảm nhẹ trở lên
  • Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người thực hiện hành vi trốn thuế mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
  • Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người thực hiện hành vi trốn thuế có một tình tiết tăng nặng.
  • Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người thực hiện hành vi trốn thuế có hai tình tiết tăng nặng.
  • Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người thực hiện hành vi trốn thuế có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên

Thêm vào đó, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp đủ số tiền trốn thuế.

5. Dịch vụ tư vấn về hộ kinh doanh cá thể tại ACC

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn nắm được cơ bản quy trình nộp thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, trả lời được câu hỏi: hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào? Nếu có các vướng mắc pháp lý liên quan đến việc kê khai và nộp thuế hộ kinh doanh nói riêng và các vấn đề về hộ kinh doanh nói chung, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn về hộ kinh doanh của ACC chúng tôi.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình các vướng mắc pháp lý về hộ kinh doanh cá thể.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (906 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo