Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa

Gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề báo động đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Chính vì vậy trước khi đi vào kinh doanh các cơ sở, công ty, doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa là thủ tục bắt buộc khi muốn kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Bài viết của Công ty Luật ACC dưới đây sẽ cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa

1. Khái niệm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh, các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Giấy chứng nhận này đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất, kinh doanh không gây hại đến sức khỏe con người và có thể đáp ứng được các điều kiện về  VSATTP.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa

Cơ sở xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa cần có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐK cho cả công ty và hộ kinh doanh).

3. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa
  •  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  •  Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  •  Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

4. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

mau-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-1-6

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận ATVSTP (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm) Hoặc Sở y tế Thanh hóa(theo quy định tại điều 35 Luật An toàn thực phẩm).

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận thẩm định hồ sơ hợp lệ hay không 

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào biên bản Thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và biên bản cho Chi cục trưởng hoặc Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Trong trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, trong báo cáo thẩm định cần phải nêu rõ ràng thời gian thẩm định lần nữa (không quá 3 tháng). Nếu sau khi thẩm định lại, kết quả vẫn chưa đạt được, đoàn thẩm định sẽ lập báo cáo và gửi đề xuất đến các cơ quan có thẩm quyền để tạm dừng hoạt động của cơ sở đó.

5. Xử lý vi phạm hành chính an toàn vệ sinh thực phẩm 

Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP và khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở Thanh Hoá được quy định như sau:

Thứ nhất, hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực (trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Thứ hai, hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực (trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

6. Trình tự dịch vụ làm xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội của ACC

Nhằm mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất; hiệu quả và nhanh chóng nhất; công ty chúng tôi đã xây dựng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể gồm các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát

Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

- Phân tích; đánh giá tính hợp pháp; sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.

- Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

- Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

-  Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng

Công ty và khách hàng thỏa thuận ký hợp đồng.

Bước 4: Tư vấn về cơ sở vật chất thực tế và các giấy tờ hành chính và các vấn đề liên quan

- Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến; sổ lưu mẫu,…

- Tư vấn cho khách hàng về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng

- Chuẩn bị Hồ sơ.

- Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

- Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.

- Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).

7. Câu hỏi liên quan

Đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh hóa ?

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Ai có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm? 

 Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bao lâu?

Tại điều 37 luật An toàn thực phẩm có quy định rằng:

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thứ nhất, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Thứ hai, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.

 Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Công ty Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    L
    lài
    Trường hợp, đối tượng thì không được cấp giấy phép?
    Trả lời
    B
    bông
    Bài viết chi tiết, đầy đủ, giải đáp được vấn đề của tôi.
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo