Thủ tục giải thể công ty con nhìn chung khá phức tạp vì phải qua nhiều cơ quan hành chính và phải thực hiện nhiều thủ tục khác nhau, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn, có nhiều chi nhánh, địa điểm kinh doanh ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý trong việc nắm bắt quy định của pháp luật giải thể công ty con mới nhất. Vì lẽ đó, trong phạm vi bài viết này, ACC Group xin gửi tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về quy định của pháp luật giải thể công ty con mới nhất.
Quy định của pháp luật giải thể công ty con mới nhất 2023
1. Thủ tục giải thể công ty con là gì?
Thủ tục giải thể công ty con là quá trình chấm dứt hoạt động của một công ty con (subsidiary company) do công ty mẹ (parent company) sở hữu hoàn toàn hoặc sở hữu một phần vốn của công ty con đó.
2. Giải thể công ty con là gì?
Giải thể doanh nghiệp (hay giải thể công ty) là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
✅ Chủ đề: |
⭕ Quy định của pháp luật giải thể công ty con mới nhất 2023 |
✅ Kinh nghiệm: |
⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm |
✅ Năng lực: |
⭐ Chuyên viên trình độ cao |
✅ Cam kết:: |
⭕ Thủ tục nhanh gọn |
✅ Hỗ trợ: |
⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: |
⭕ 1900.3330 |
3. Thủ tục giải thể công ty con
- Bước 1: Thực hiện thủ tục Đăng bố cáo giải thể. Tại bước này, chủ doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo trên 3 số báo liên tiếp để thông báo công khai nội dung giải thể của doanh nghiệp.
- Bước 2: Thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước và xin đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Đây là bước thường phát sinh nhiều hạng mục công việc nhất, trong đó có việc giải trình, bổ sung tài liệu cho mọi yêu cầu của cơ quan thuế liên quan tới nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục về thuế trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động trước đó.
- Bước 3: Thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu pháp nhân của doanh nghiệp và hoàn trả chứng nhận mẫu dấu.
- Bước 4: Thực hiện thủ tục đóng cửa hoạt động (giải thể) của doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Tham khảo thêm một số thủ tục giải thể doanh nghiệp khác tại: Thủ tục giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty (Mới 2023)
4. Quy định của pháp luật giải thể công ty con mới nhất?
Hiện nay, quy định của pháp luật giải thể công ty con mới nhất được ghi nhận trong những văn bản sau:
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Thông tư 47/2019/TT-BTC;
5. Các trường hợp phải giải thể công ty con?
Theo Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp phải giải thể theo quy định của pháp luật là:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
6. Điều kiện theo quy định của pháp luật giải thể công ty con?
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ.và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình.giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Trường hợp Doanh nghiệp bị giải thể do bị thu hồi.Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Người quản lý có liên quan.và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm.về các khoản nợ của doanh nghiệp
7. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
7.1. Thủ tục giải thể công ty cổ phần
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty cổ phần
Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể của công ty cổ phần. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Lý do giải thể; Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;
Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể công ty cổ phần
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể của công ty cổ phần và biên bản họp giải thể công ty cổ phần hay biên bản họp của đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp cổ phần phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);
Những điều cần lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh là gì? Mời quý độc giả theo dõi bài viết Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, xử lý tài sản khi giải thể doanh nghiệp trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Theo đó cần phải đảm bảo các giấy tờ sau: Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; báo cáo tài chính khi giải thể doanh nghiệp danh sách chủ nợ; số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế; nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể công ty
-
Thứ nhất, nộp hồ sơ giải thể tới cơ quan Hải quan để xác nhận nghĩa vụ Hải quan;
-
Thứ hai, sau khi có kết quả xác nhận của cơ quan Hải quan, công ty cổ phần nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan Thuế để đóng cửa mã số thuế, thông báo giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế.
- Thứ ba, sau khi có thông báo đóng cửa mã số thuế, thông báo về việc giải thể doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể công ty cổ phần
- cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đọc thêm thông tin tại: Trình Tự, Thủ Tục Giải Thể Công Ty Cổ Phần [Mới 2023]
7.2. Quy trình giải thể doanh nghiệp với cơ quan thuế
- Gửi công văn xin Giải thể lên Chi cục thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận Đăng ký thuế);
- Gửi Công văn xin quyết toán thuế;
- Đóng các loại thuế còn nợ;
- Nộp phạt (nếu có).
Cơ quan thuế ra biên bản kiểm tra thuế và truyền dữ liệu sang Sở Kế hoạch đầu tư để doanh nghiệp tiếp thực hiện thủ tục đóng của mã số thuế và giải thể doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư.
Xem thêm thông tin chi tiết tại: Thủ Tục Giải Thể Công Ty Doanh Nghiệp Với Cơ Quan Thuế (Cập nhật 2023)
7.3. Thủ tục giải thể Công ty TNHH Hai thành viên trở lên
Thành phần hồ sơ
-
Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp (Phụ lục II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
-
Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế; nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
-
Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên về việc giải thể doanh nghiệp;
-
Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
-
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
-
Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên; doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
-
Số lượng bộ hồ sơ: Để chắc chắn và tránh trường hợp xảy ra rủi ro, mất mát bạn nên chuẩn bị 02 (bộ).
Cần lưu ý những gì khi làm giải thể doanh nghiệp, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết: Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Trình tự thực hiện
-
Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp; Chủ sở hữu công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp;
-
Trong thời hạn 07 ngày làm việc; quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế; người lao động; đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia; phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
-
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ; người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
-
Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo phương án giải quyết nợ (nếu có)
-
Người đại diện theo pháp luật gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp
-
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
-
Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp; doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
Cách thức thực hiện
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
-
Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho Cơ quan Thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan Thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.
Đọc thêm thông tin tại: Thủ Tục Giải Thể Công Ty TNHH hai Thành Viên Trở Lên 2023
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các bước đăng ký giải thể doanh nghiệp online tại: Cách đăng ký giải thể doanh nghiệp qua mạng [Chi tiết 2023]
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về giải thể công ty con mới nhất để bạn đọc tham khảo. Nếu quý bạn đọc có thắc kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận