Hiện nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản, giải thể công ty. Khi làm thủ tục giải thể công ty để hoàn thiện hồ sơ giải thể thì việc thực hiện không phải dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp muốn giải thể đều quan tâm đến vấn đề về quyết toán thuế để thực hiện thủ tục giải thể theo đúng yêu cầu của luật doanh nghiệp hiện hành. Vậy giải thể có phải thực hiện quyết toán thuế không?
Giải thể có quyết toán thuế TNCN không?
1. Cơ sở pháp lý
– Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
– Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ
– Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
2. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
3. Giải thể doanh nghiệp có cần quyết toán thuế không?
Căn cứ tại tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn về vấn đề Quyết toán thuế TNCN khi doanh nghiệp giải thể. Cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo mẫu số 05/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động.
- Tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty trách nhiệm hữu hạn sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì doanh nghiệp trước chuyển đổi không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, bên tiếp nhận thực hiện khai quyết toán thuế năm theo quy định.
Như vậy, việc quyết toán thuế phải được thực hiện kể cả khi doanh nghiệp phá sản, giải thể. Thủ tục quyết toán thuế là thủ tục phức tạp và tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên không phải trường hợp giải thể nào cũng phải quyết toán thuế, nhiều trường hợp được miễn, giảm quyết toán thuế khi giải thể.
4. Trường hợp nào doanh nghiệp giải thể không cần quyết toán thuế TNCN?
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tài liệu từ người nộp thuế cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp. Căn cứ Khoản 8 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 72 thông tư 80/2021/TT-BTC, điểm g khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế năm 2019, các trường hợp giải thể hoạt động cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế bao gồm:
Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện giải thể mà người nộp thuế thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp này, doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán thuế dựa trên từng lần phát sinh doanh thu thông qua hoạt động bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ với cơ quan thuế. Do đó, doanh nghiệp khi giải thể không cần tiến hành quyết toán thuế đối với cơ quan thuế nữa.
Thứ hai, người nộp thuế giải thể nhưng kể từ thời điểm thành lập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
Thứ ba, doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; theo kê khai thực hiện giải thể nhưng đáp ứng các điều kiện sau:
– Có doanh thu bình quân năm không quá 1 tỷ đồng/năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp có quyết định giải thể;
– Kể từ năm doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra thuế hoặc chưa được quyết toán thuế đến thời điểm thực hiện giải thể, doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế.
– Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế hoặc chưa được quyết toán đến thời điểm giải thể cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Có nghĩa là, doanh nghiệp theo quy định tại điều khoản này không cần thực hiện quyết toán thuế lần nữa vì đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế.
Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp giải thể cũng không cần thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế mặc dù thuộc diện phải quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp, nhưng đã chủ động thực hiện tất cả nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính với chủ nợ. Đối với các trường hợp nêu trên cơ quan thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi (bao gồm quyết định giải thể; các tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc các trường hợp nêu trên và đã nộp đủ số thuế phải nộp nếu có)
5. Hồ sơ quyết toán thuế TNCN khi giải thể
Hồ sơ quyết toán thuế TNCN khi giải thể
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 16 thông tư 151/2014/TT-BTC quy định doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện giải thể thì hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC.
- Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện việc giải thể.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư 151/2014/TT-BTC (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế), bao gồm:
- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BT theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
- Phụ lục chuyển lỗ ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BT theo mẫu số 03-2/TNDN.
- Các Phụ lục ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm, cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, dự án đầu tư mới ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC: Mẫu số 03-3A/TNDN.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, cải thiện môi trường sinh thái, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất (đầu tư mở rộng) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC: Mẫu số 03-3B/TNDN.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, vận tải, xây dựng, sử dụng nhiều lao động nữ ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC theo: Mẫu số 03-3C/TNDN.
– Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
– Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC.
– Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC theo mẫu số 03-6/TNDN.
– Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC theo mẫu 03-7/TNDN.
– Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC theo mẫu số 03-8/TNDN.
– Ngoài các hồ sơ nêu trên đối với trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài, doanh nghiệp phải bổ sung các hồ sơ, tài liệu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp.
6. Thủ tục quyết toán thuế TNCN khi giải thể
Nộp hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2020.
Nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế:
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý mã số thuế.
Nộp hồ sơ quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh (trừ thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài, thuế TNDN kê khai theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng).
- Hồ sơ quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính tính đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh.
- Các giấy tờ, chứng từ đi kèm khác tùy thuộc vào thực tế phát sinh của doanh nghiệp giải thể.
Nộp các khoản thuế:
- Doanh nghiệp nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động và trong quá trình quyết toán thuế.
Hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế:
- Doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý mã số thuế.
7. Câu hỏi thường gặp
Thời hạn quyết toán thuế TNCN khi giải thể doanh nghiệp là khi nào?
Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp giải thể nộp thuế TNCN cho ai?
Doanh nghiệp giải thể nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Ai là người chịu trách nhiệm nộp thuế TNCN khi doanh nghiệp giải thể?
Người chịu trách nhiệm nộp thuế TNCN khi doanh nghiệp giải thể là người đứng đầu doanh nghiệp.
Có thể ủy quyền cho người khác nộp thuế TNCN khi doanh nghiệp giải thể không?
Có thể, doanh nghiệp giải thể có thể ủy quyền cho người khác nộp thuế TNCN. Tuy nhiên, người được ủy quyền phải có đủ tư cách theo quy định của pháp luật.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Giải thể có quyết toán thuế TNCN không? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận