Luật quản lý thuế và tổng hợp các văn bản hướng dẫn

Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.Bên cạnh Luật quản lý thuế, còn có hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật do Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hãy để bài viết này của ACC giúp bạn hiểu rõ hơn về Luật quản lý thuế và tổng hợp các văn bản hướng dẫn

Luật quản lý thuế và tổng hợp các văn bản hướng dẫn

Luật quản lý thuế và tổng hợp các văn bản hướng dẫn

1. Luật Quản lý thuế mới nhất năm 2024

Luật Quản lý thuế mới nhất năm 2024 là Luật Quản lý thuế năm 2019.

Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 và thay thế Luật Quản lý thuế 2006 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13Luật số 106/2016/QH13.

2. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới nhất năm 2024

2.1. Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới nhất năm 2024

Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới nhất năm 2024 bao gồm:

- Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

- Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

- Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.

- Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.

- Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

- Nghị định 12/2023/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024

2.2. Tổng hợp Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới nhất năm 2024

Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới nhất năm 2024 bao gồm:

- Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế.

- Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông tư 10/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

- Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

- Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

- Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.

- Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

- Thông tư 91/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 191/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và Thông tư 56/2018/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.

- Thông tư 100/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

- Thông tư 13/2023/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 49/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP, 100/2016/NĐ-CP và 146/2017/NĐ-CP và sửa đổi Thông tư 80/2021/TT-BTC.

- Thông tư 43/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư có quy định liên quan đến nộp, xuất trình và khai thông tin về đăng ký sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú khi thực hiện các chính sách hoặc thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế 2024

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế được quy định tại Điều 6 Luật Quản lý thuế năm 2019 bao gồm:

- Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

- Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.

- Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.

- Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.

- Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.

- Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

- Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.

4. Nguyên tắc quản lý thuế

Nguyên tắc quản lý thuế được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019

  • Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
  • Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
  • Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Đối tượng nào phải nộp thuế theo Luật Quản lý thuế?

Theo Luật Quản lý thuế, các đối tượng sau đây phải nộp thuế:

Cá nhân: bao gồm cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, công nhật, cá nhân có thu nhập từ bất động sản,...

Tổ chức: bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức phi lợi nhuận,...

5.2. Các loại thuế phổ biến hiện nay là gì?

Các loại thuế phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: là khoản thuế bắt buộc đối với các tổ chức kinh doanh.
  • Thuế thu nhập cá nhân: là khoản thuế bắt buộc đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, công nhật, bất động sản,...
  • Thuế giá trị gia tăng: là khoản thuế được áp dụng đối với hầu hết các hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng trong nước.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: là khoản thuế được áp dụng đối với một số hàng hóa đặc biệt như rượu, bia, thuốc lá,...
  • Thuế xuất nhập khẩu: là khoản thuế được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

5.3. Quy trình thực hiện nộp thuế như thế nào?

Quy trình thực hiện nộp thuế bao gồm các bước sau:

  • Khai thuế: Người nộp thuế phải khai báo thuế theo quy định của pháp luật thuế.
  • Nộp thuế: Người nộp thuế phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn và phương thức quy định.
  • Kê khai quyết toán thuế: Người nộp thuế phải kê khai quyết toán thuế theo quy định của pháp luật thuế

Hy vọng qua bài viết, ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Luật quản lý thuế và tổng hợp các văn bản hướng dẫn. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (849 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo