Đảng viên có được viết đơn tố cáo không?

Đảng viên có được viết đơn tố cáo không? Đây là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người khi thực hiện tố cáo các hành vi phạm pháp. Bài viết dưới đây của ACC sẽ cung cấp các thông tin chi tiết để trả lời câu hỏi này. 

đảng Viên Có được Viết đơn Tố Cáo Không

1. Đảng viên có được viết đơn tố cáo không? 

1.1. Tố cáo là gì? 

Theo Điều 2  Luật Tố cáo 2018 thì tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

1.2. Ai có quyền tố cáo? 

Theo định nghĩa tại khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 thì người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo. Định nghĩa này không đưa ra một hay một nhóm đối tượng cụ thể có quyền tố cáo. Theo khái niệm, người có quyền tố cáo là bất kỳ cá nhân nào. 

Bên cạnh đó, Điều 478 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng có quy định về người có quyền tố cáo như sau: Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Kết luận: Từ những phân tích trên, pháp luật không có quy định cấm Đảng viên không được viết đơn tố cáo. Do vậy, Đảng viên có quyền được viết đơn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định. 

2. Những việc Đảng viên không được liên quan đến tố cáo

Theo Quy định số 37-QĐ/TW năm 2021, những việc Đảng viên không được làm liên quan việc tố cáo gồm:

– Tố cáo có nội dung mang tính bịa đặt; cùng người khác viết, ký tên trong đơn tố cáo; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến nơi không có thẩm quyền giải quyết.

– Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý; kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.

– Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng, Nhà nước để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện đối với tổ chức, cá nhân.

– Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác.

3. Các hình thức kỷ luật Đảng viên có hành vi vi phạm khi thực hiện tố cáo?

Theo Điều 7 Quy định số 69-QĐ/TW năm 2022 các hình thức kỷ luật Đảng viên bảo gồm; 

  • Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
  • Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
  • Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo

Trên đây là tất cả nội dung giải đáp thắc mắc “Đảng viên có được viết đơn tố cáo không?” của ACC. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, nếu bạn đọc còn có các thắc mắc về các vấn đề pháp lý khách hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn về thủ tục tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của ACC, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau:

  • Hotline: 1900 3330 
  • Zalo: 084 696 7979 
  • Gmail: [email protected] 
  • Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo