Cư trú chính trị là khái niệm pháp lý liên quan đến việc một cá nhân được phép cư trú tại một quốc gia do các lý do chính trị như đàn áp, truy tố hoặc nguy cơ đối với tính mạng và tự do cá nhân. Bài viết này của Công ty Luật ACC sẽ làm rõ khái niệm và quy trình liên quan đến cư trú chính trị.
Cư trú chính trị là gì?
1. Cư trú chính trị là gì?
Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo…được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại.
2. Nội dung chế độ cư trú chính trị
- Đối tượng có khả năng được hưởng quyền cư trú chính trị: Quyền cư trú với tính chất là một chế định pháp lý quốc tế, là quyền của quốc gia chứ không phải là quyền của thể nhân. Quốc gia không có nghĩa vụ phải dành cho nhóm cá nhân xác định quyền cư trú. Chính vì vậy, trong các văn bản pháp lý quốc gia không có điều khoản, quy định nào ghi nhận công dân của nước này hay nước kia có quyền yêu cầu cư trú ở lãnh thổ nước khác.
Nhìn chung, trong hệ thống pháp luật trong nước các quốc gia đều ghi nhận cơ sở chung để đối tượng được hưởng quyền cư trú là thể nhân bị truy đuổi vì các lý do hoạt động và quan điểm chính trị tại đất nước mình. Trên thực tế, các quốc gia đã có sự công nhận chung khi không trao quyền cư trú cho các đối tượng sau:
- Những cá nhân phạm tội ác quốc tế (như tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng..);
- Những cá nhân thực hiện các hành vi tội phạm hình sự có tính chất quốc tế như: không tắc, buôn bán ma túy và các chất hướng thần..;
- Những kẻ tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về dẫn độ;
- Những cá nhân có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
- Việc trao quyền cư trú cho người nước ngoài là thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia; người nước ngoài được quyền cư trú không bị buộc phải nhập quốc tịch của nước sở tại, họ được hưởng những quyền lợi và tự do ngang bằng với người nước ngoài khác. Quốc gia cho phép cư trú phải có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho người cư trú, không được dẫn độ hoặc trục xuất theo yêu cầu của quốc gia mà họ là công dân (trừ trường hợp việc cho phép cư trú của quốc gia là bất hợp pháp).
- Pháp luật quốc tế chỉ cho phép cư trú lãnh thổ, không cho phép cư trú ngoại giao (tức là không cho phép người bị truy nã cư trú trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của quốc gia khác). Nếu cơ quan ngoại giao cho phép cư trú ngoại giao thì đây là hành vi cho phép cư trú bất hợp pháp, vượt quá chức năng của cơ quan ngoại giao đã được ghi nhận trong Công ước Viên 1961 và là hành vi lạm dụng quyền được ưu đãi ngoại giao từ phía nước sở tại.
>>>> Xem thêm bài viết: Tìm hiểu về khái niệm "Tội phạm chính trị"
3. Quy chế pháp lý của người nước ngoài
Quy chế pháp lý của người nước ngoài mang tính song trùng pháp luật: khi cư trú làm ăn sinh sống ở nước sở tại thì người nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và pháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm ăn sinh sống.
Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài.
Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài các nước quy định khác nhau. Để giải quyết xung đột về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài thì pháp luật các nước thường quy định người nước ngoài có năng lực pháp luật ngang hoặc tương đương với công dân nước sở tại.
Để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực hành vi thì đại đa số các nước đều áp dụng theo hệ thuộc luật quốc tịch, riêng Anh – Mỹ áp dụng theo hệ thuộc luật nơi cư trú.
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam:
Điều 761. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
- Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
Điều 762. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
- Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Còn đối với người không quốc tịch thì theo quy định tại Điều 760 Bộ luật dân sự áp dụng luật nơi người đó cư trú hoặc nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối với người hai hay nhiều quốc tịch:
– Áp dụng nguyên tắc quốc tịch và người đó cư trú;
– Áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu: nơi người đó gắn bó nhất nếu người đó không cư trú ở nước mà mình có quốc tịch.
4. Pháp luật một số nước và Việt Nam về quyền cư trú
Pháp luật một số nước và Việt Nam về quyền cư trú
Trong pháp luật và thực tiễn của các nước, việc áp dụng quyền cư trú rất khác nhau. Sự khác nhau như vậy xuất phát từ chính sách, đường lối cũng như vị thế của quốc gia trên trường quốc tế và mối quan hệ bang giao giữa các nước với nhau.
Ở Việt Nam, chế định quyền cư trú mang tính chất dân chủ và tiến bộ. Theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, những người được hưởng quyền cư trú là những người nước ngoài bị truy nã vì bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, vì hoạt động khoa học... (Điều 49 Hiến pháp 2013 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Pháp luật của Liên bang Nga quy định, Tổng thống Nga có quyền quy định vấn đề quốc tịch và cư trú chính trị. Nga dành cho những người bị truy đuổi hoặc đe dọa truy đuổi ở nước mà họ mang quốc tịch hoặc ở nước mà người này thường trú vì lý do hoạt động chính trị-xã hội và chính kiến, không trái với các nguyên tắc dân chủ được cộng đồng quốc tế công nhận, với các quy phạm luật quốc tế, quyền cư trú tại Liên bang Nga. Theo quy định, quyền cư trú chính trị ở Liên bang Nga không dành cho:
- Những người bị truy nã vì các hành vi được định danh là tội phạm hoặc hành vi có lỗi trái với các mục đích và nguyên tắc của tổ chức Liên hợp quốc;
- Cá nhân tới từ nước thứ ba mà ở nước này không có sự đe dọa truy nã và các lý do khác.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan di trú trung ương. Trình tự và thủ tục giải quyết được quy định trong sắc lệnh của Tổng thống Nga ngày 21/7/1997.
Theo các quy định của Cộng hoà Pháp, người nước ngoài nộp đơn xin cư trú tại cơ quan có thẩm quyền của Pháp về người tị nạn và người không có quốc tịch cùng với các loại giấy tờ cần thiết khác như hộ chiếu, giấy chứng minh thư... Trong đơn phải ghi rõ nguyên nhân, hoàn cảnh, sự kiện dẫn đến việc xin cư trú ở Pháp.
Thực tiễn về vấn đề này của nước Pháp đã cho thấy, Pháp không cho phép những cá nhân chạy khỏi nước mình vì lý do nội chiến đến cư trú. Quyền cư trú tại Pháp có hiệu lực đầu tiên là 3 năm, sau đó sẽ được gia hạn từng thời kỳ nhất định là 5 năm. Theo luật của Pháp, người xin cư trú không bị mất quốc tịch của mình.
Hoa Kỳ điều chỉnh vấn đề quyền cư trú theo Luật Di trú liên bang. Theo quy định của luật này, người nước ngoài xin cư trú chính tụ tại Hoa Kỳ phải thuộc nhóm người tị nạn theo các quy định của luật quốc tế (phù hợp với khái niệm pháp lý quốc tế về người tị nạn) đồng thời người nước ngoài phải đang hiện diện trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc ở điểm nhập cảnh vào nước này. Không được phép xin cư trú tại các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài.
Những người xin cư trú ở Hoa Kỳ mà trước đó có hành vi tội phạm hình sự nghiêm trọng không có tính chất chính trị hoặc có cơ sở chắc chắn rằng người này là mối nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ thì sẽ không được hưởng quyền cư trú tại Mỹ.
Luật của nước Cộng hòa Áo quy định, người nước ngoài nộp đơn xin cư trú tại Áo sẽ được giải quyết tại khu vực biên giới (cửa khẩu vào Áo). Vì vậy, ở khu vực biên giới của nước Cộng hòa Áo có các điểm đặc biệt dành cho người tị nạn. Tại đây, họ sẽ bị kiểm soát và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về di trú của nhà nước Áo.
>>>> Xem thêm bài viết: Khái quát về quyền của công dân về cư trú
5. Các câu hỏi thường gặp
Cư trú chính trị có khác gì so với tị nạn chính trị?
Cư trú chính trị là việc cá nhân được phép cư trú tại một quốc gia khác vì lý do chính trị, trong khi tị nạn chính trị là việc cá nhân được bảo vệ khỏi sự truy tố hoặc đàn áp từ quốc gia gốc và có thể được hưởng các quyền lợi tị nạn theo quy định quốc tế.
Ai có quyền xin cư trú chính trị và trong những trường hợp nào?
Bất kỳ cá nhân nào đang bị đàn áp, truy tố hoặc có nguy cơ đe dọa đối với tính mạng và tự do cá nhân vì lý do chính trị đều có quyền xin cư trú chính trị. Trường hợp bao gồm nhà hoạt động chính trị, nhà báo, hoặc người đấu tranh vì quyền con người.
Các cơ quan nào có thẩm quyền xử lý và phê duyệt đơn xin cư trú chính trị?
Ở Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền xử lý và phê duyệt đơn xin cư trú chính trị bao gồm Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các cơ quan quản lý nhập cư.
Hiểu rõ về cư trú chính trị giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người và tự do chính trị. Quy trình xét duyệt và cấp phép cư trú chính trị đòi hỏi sự chính xác và công bằng, nhằm đảm bảo an toàn và quyền lợi cho những người bị đàn áp chính trị. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận