Từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu giấy chính thức không còn giá trị sử dụng. Để thay thế, Nhà nước đã đưa ra 4 loại giấy tờ mới để chứng minh nơi cư trú (sau khi bỏ sổ hộ khẩu) của công dân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 4 loại giấy tờ này, cũng như cách thức sử dụng. Mời bạn đọc theo dõi.
4 loại giấy tờ chứng minh nơi cư trú (sau khi bỏ sồ hộ khẩu)
1. 04 loại giấy tờ chứng minh thông tin cư trú khi bỏ sổ hộ khẩu giấy
Các loại giấy tờ chứng minh thông tin cư trú khi bỏ sổ hộ khẩu bao gồm:
- Thẻ Căn cước công dân;
- Chứng minh nhân dân;
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú;
- Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. 04 cách tra cứu thông tin công dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy
04 cách tra cứu thông tin công dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy
Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
- Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
04 cách tra cứu thông tin công dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy bao gồm:
+ Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
+ Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;
+ Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QR Code hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;
+ Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo 04 cách trên thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú như mục 1.
Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
3. Thay đổi hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế khi bỏ sổ hộ khẩu giấy
Theo Điều 12 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế khi bỏ sổ hộ khẩu giấy bao gồm:
- Người nhận con nuôi phải làm Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú. Trong Tờ khai cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
- Kèm theo Tờ khai phải có các giấy tờ sau đây:
+ Bản sao của một trong các giấy tờ sau: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người nhận con nuôi;
+ Bản sao của một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người được nhận làm con nuôi;
+ Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có;
+ Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi, nếu có.
4. Câu hỏi thường gặp
Loại giấy tờ chứng minh nơi cư trú mới có gì khác so với sổ hộ khẩu giấy trước đây?
- Tính bảo mật cao hơn: Thông tin cá nhân được bảo mật tốt hơn nhờ cơ sở dữ liệu điện tử.
- Tiện lợi hơn: Có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch trực tuyến, giảm thiểu việc phải mang theo giấy tờ gốc.
- Cập nhật thông tin nhanh chóng: Thông tin cư trú được cập nhật liên tục, đảm bảo tính chính xác.
- Linh hoạt hơn: Không bị ràng buộc bởi các quy định quá chặt chẽ như sổ hộ khẩu giấy.
Nếu tôi không có bất kỳ loại giấy tờ nào trong 4 loại trên thì phải làm sao?
Trong trường hợp bạn không có bất kỳ loại giấy tờ nào trong 4 loại trên, bạn có thể đến cơ quan công an nơi thường trú để được hướng dẫn làm thủ tục cấp lại.
Việc chuyển đổi từ sổ hộ khẩu giấy sang các loại giấy tờ chứng minh nơi cư trú mới có gây ra khó khăn gì không?
Ban đầu, việc chuyển đổi này có thể gây ra một số khó khăn nhất định do người dân chưa quen với quy định mới. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, việc chuyển đổi này sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề “4 loại giấy tờ chứng minh nơi cư trú (sau khi bỏ sổ hộ khẩu)". Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận