Một đất nước muốn bền vững, giàu mạnh thì cần trừng trị nghiêm khắc những tư tưởng, hành động nhằm chống phá chính quyền nhà nước, phá hủy hệ thống cơ quan chính quyền. Do vậy, mỗi quốc gia đều ban hành quy định về tội phạm này, gọi là tội phạm chính trị. Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ hơn nhé!
1. Tội phạm chính trị là gì?
Tội phạm chính trị là người hoạt động chính trị, chống lại chế độ thống trị, bị bắt giam, tù đày. Ở Việt Nam, trong chế độ lao tù của thực dân phản động trước đây, thuật ngữ chính trị phạm được dùng để phân biệt với thường phạm - những người mang án không vì lý do chính trị. Hiện nay, thuật ngữ này không còn được sử dụng. Những người hoạt động phản cách mạng và phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia khi bị kết án được gọi là người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Tù nhân chính trị hay Tội phạm chính trị , chính trị phạm là một người bị giam giữ trong nhà tù hay quản thúc tại gia do hình ảnh hay chính kiến, hành động của người này bị chính quyền xem là đe dọa hay thách thức đến quyền lực của chính quyền hay an ninh và chủ quyền quốc gia. Đây cũng là trường hợp một phạm nhân chính trị bị giam giữ nhưng không qua xét xử công khai theo đúng thủ tục pháp lý. Một tù phạm chính trị cũng có thể là tù nhân lương tâm bị tước quyền tại ngoại hầu tra có bảo lãnh và quyền được tha theo lời hứa danh dự. Trong nhiều án, tòa án sẽ đưa ra các chứng cứ ngụy tạo để che giấu tính chất chính trị của vụ án để tránh bị trong quốc tế và trong nước quốc gia đó lên án là vi phạm nhân quyền và đàn áp những người bất đồng chính kiến.
2. Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, xâm hại sự tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những tội có tính chất nguy hiểm cao nên luật quy định hình phạt rất nghiêm khắc như tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn với mức cao. Ngoài các hình phạt chính, luật còn quy định các hình phạt bổ sung ở Điều 92 – Bộ luật hình sự như tước một số quyền công dân, quản chế, cấm cư trú, tịch thu tài sản.
Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia được chia thành hai nhóm:
+ Các tội trực tiếp uy hiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân
+ Các tội trực tiếp uy hiếp sự vững mạnh của chính quyền nhân dân
3. Các nhóm tội phạm chính trị
-Nhóm tội trực tiếp uy hiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân:
- Tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 – Bộ luật hình sự): là hành vi của công dân Việt Nam câu kết (là quan hệ qua lại chặt chẽ giữa người phạm tội với người nước ngoài) với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN và Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam.
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 – Bộ luật hình sự): là hành vi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có thể được thể hiện bằng một số hành vi như đề xướng chủ trương đường lối hoạt động của tổ chức (viết cương lĩnh, điều lệ, kế hoạch, chương trình hoạt động,…), tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp người vào tố chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Hoạt động tham gia tổ chức lật đổ chính quyền nhân dân là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ mục đích của tổ chức nhưng đã tán thành và nhận lời tham gia vào tổ chức, thực hiện chương trình, kế hoạch và hoạt động của tổ chức.
-Nhóm tội trực tiếp uy hiếp sự vững mạnh của chính quyền nhân dân:
- Tội gián tiếp (Điều 80 – Bộ luật hình sự): là hành vi của người nước ngoài, người không có quốc tịch hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống phá nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hoặc là hành vi của công dân Việt Nam gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc giúp người nước ngoài hoạt động tình báo phá hoại; cung cấp hay thu nhập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài hoặc những tin tức,tài liệu khác để nước ngoài sử dụng chống lại nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81 – Bộ luật hình sự): là hành vi xâm nhập lãnh thổ, làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Theo đó:
– Xâm nhập lãnh thổ là hành vi vượt qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam một cách trái phép, có vũ trang hoặc bán vũ trang. Hành vi xâm nhập có thể diễn ra một cách lén lút hay công khai, bằng đường bộ, đường thủy hoặc đươngg không. Ngoài ra, hành vi này có thể kèm theo việc cướp, giết người, đốt phá tài sản,…
– Làm sai lệch đường biên giới quốc gia là hành vi làm thay đổi vị trí của các cột mốc biên giới quốc gia.
– Hành động khác có thể là bắn phá từ ngoài biển vào, từ lãnh thổ nước khác sang,…
- Tội bạo loạn (Điều 82 – Bộ luật hình sự): là hành vi hoạt động vũ trang (tập hợp đông người, trang bị vũ khí và dùng vũ lực công khai như tấn công cơ quan nhà nước, bắn giết cán bộ nhân dân,…) hay bạo lực có tổ chức (lôi kéo, tụ tập nhiều người không có vũ trang hoặc có nhưng không đáng kể tiến hành các hoạt động mít tinh, biểu tình, đập phá tài sản,…) nhằm chống lại chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tội hoạt động phỉ (Điều 83 – Bộ luật hình sự): là hành vi hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, giết người, cướp phá tài sản nhằm chống chính quyền nhân dân.
Hoạt động vũ trang ở tội phạm này được thực hiện theo phương thức lúc ẩn, lúc hiện, không công khai đối mặt với chính quyền.
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 – Bộ luật hình sự): là hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân. (Ví dụ: cố ý gây thương tích, bắt giữ, đe dọa giết người,… với những cán bộ cốt cán, thành viên tích cực trong các hoạt động xã hội,…).
- Tội phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 85 – Bộ luật hình sự): là hành vi phá hủy hoặc làm hư hỏng những giá trị vật chất thuộc các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân.
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội (Điều 86 – Bộ luật hình sự): là hành vi cố ý cản trở, không chấp hành hay chấp hành không đúng các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước (như chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách phát triển kinh tế xã hội miền núi,…)
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 87 – Bộ luật hình sự): là hành vi tuyên truyền, kích động hoặc bằng thủ đoạn khác chia rẽ sự đoàn kết thống nhất toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đoàn kết quốc tế với mục đích chống chính quyền nhân dân. (Ví dụ: gây hằn thù, kì thị chia rẽ các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, các tôn giáo,…)
- Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 88 – Bộ luật hình sự): là hành vi nhằm chống Nhà nước mà tuyên truyền, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, làm, tàng trữ, lưu hành các văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.
- Tội phá rối an ninh (Điều 89 – Bộ luật hình sự): là hành vi kích động, lôi kéo tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc những hành vi đồng phạm khác phá rối an ninh.
- Tội chống phá trại giam (Điều 90 – Bộ luật hình sự): là hành vi phá trại giam, tổ chức vượt trại giam, đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải hoặc trốn trại giam nhằm chống chính quyền nhân dân.
- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 91 – Bộ luật hình sự): là hành vi rời bỏ đất nước một cách bất hợp pháp (như dùng giấy tờ giả mạo để đánh lừa cơ quan có thẩm quyền, đe dọa người co trách nhiệm kiểm soát để ra đi,…) hoặc ra đi hợp pháp nhưng ở lại nước ngoài một cách bất hợp pháp (như ra đi để học tập, công tác nhưng khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì không trở về nước theo quy định,..) nhằm chống chính quyền nhân dân.
4. Biện pháp bảo đảm chống xâm phạm an ninh quốc gia
Thứ nhất, đó là việc đưa ra những biện pháp có tác dụng hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo trật tự an ninh quốc gia;
Thứ hai, nhà nước đã đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và sớm phát hiện kết hợp với xử lý, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hoàn thiện thể chế;
Thứ ba, nhà nước đưa ra các biện pháp, quy định để quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
Thứ tư, nhà nước đã đưa ra các chính sách về pháp luật giành cho lực lượng công an nhân dân với mục đích cao cả là bảo vệ nhân dân của đất nước. Ở một đất nước mà quyền con người và quyền công dân được coi trọng và thể hiện rõ ràng ở quyền công dân cũng như các quy định trong Hiến pháp và pháp luật, vì vậy mà mọi hành động có ý đồ xâm phạm đến quyền công dân và quyền con người đều sẽ bị pháp luật Nhà nước xử phạt.
Thứ năm, nhà nước cũng đưa ra các biện pháp, chính sách pháp luật nhằm đảm bảo an ninh trật tự bằng cách giáo dục cán bộ hay các sĩ quan, chiến sĩ cảnh sát, công an nhằm mục đích nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, tôn trọng nhà nước chính quyền pháp luật. Cùng với đó, Nhà nước cũng đưa ra những biện pháp quy định chặt chẽ nhằm tác động lên ý thức của các cán bộ, sĩ quan công an nhân dân có ý thức tự giác, linh hoạt, nghiêm chỉnh để có thể đấu tranh phòng chống tội phạm bảo vệ an toàn, an ninh quốc gia cho tổ quốc.
Cuối cùng là ngoài những biện pháp đã được nêu ra ở trên, nhà nước ta cũng đang cố gắng tiếp tục tìm các biện pháp, chính sách để có thể linh hoạt, hài hòa hơn giúp cho việc bảo vệ an ninh quốc gia trở nên đầy đủ và hiệu quả hơn.
5. Câu hỏi thường gặp
1. Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm vào những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của tất cả các quan hệ xã hội khác.
Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là xâm phạm vào an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: xâm hại sự tồn tại của chính quyền nhân dân, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân…
Khách thể trực tiếp của mỗi loại tội phạm được cụ thể trong từng điều luật như: khách thể của tội phản bội Tổ quốc (điều 78 Bộ luật Hình sự) là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…
2. Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?
Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch.
Trên đây là bài viết đã cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về Tìm hiểu về khái niệm "Tội phạm chính trị". Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin hãy liên hệ với công ty Luật ACC để được đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất. Công ty Luật ACC đồng hành pháp lý cùng bạn!
Nội dung bài viết:
Bình luận