Chứng nhận hợp quy sơn theo QCVN 16:2019/BXD

Trong ngành xây dựng và trang trí nội thất, chất lượng của sơn đóng vai trò quan trọng không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về tính bền vững và bảo vệ công trình. Để đảm bảo rằng các sản phẩm sơn đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu cụ thể mà các sản phẩm sơn phải đạt được để được chứng nhận hợp quy.Vậy chứng nhận hợp quy sơn theo QCVN 16:2019/BXD là gì? Loại sơn nào được chứng nhận hợp quy? Hãy để Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc của bạn ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Chứng nhận hợp quy sơn theo QCVN 16:2019/BXD

Chứng nhận hợp quy sơn theo QCVN 16:2019/BXD

1. Chứng nhận hợp quy sơn là gì?

Chứng nhận hợp quy sơn theo QCVN 16:2023/BXD là hoạt động đánh giá cả quá trình sản xuất sơn và thí nghiệm mẫu để so sánh với quy định trong quy chuẩn( QCVN 16:2023/BXD). theo đó, QCVN 16:2023/BXD là một tiêu chuẩn chất lượng được ban hành nhằm đảm bảo tính an toàn, chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa, vật liệu xây dựng được sử dụng trong các công trình xây dựng. Theo như thời gian đã ấn định, QCVN 16:2023/BXD sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2024.

Nếu quy trình sản xuất sơn và mẫu thử đạt yêu cầu thì doanh nghiệp được cấp chứng chỉ hợp quy sơn. Khi đó các sản phẩm sơn khi bán ra thị trường sẽ được mang dấu CR (dấu hợp quy) do tổ chức đánh giá cấp.

Các chỉ tiêu cần chứng nhận cho Sơn trong văn bản QCVN 16:2023 yêu cầu bao gồm:

  • Độ bền của lớp sơn phủ theo phép thử cắt ô, loại, không lớn hơn,
  • Độ rửa trôi của sơn phủ nội thất, ngoại thất
  • Chu kỳ nóng lạnh sơn phủ ngoại thất, chu kỳ, không nhỏ hơn
  • Hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC), g/l, không lớn hơn

2. Phương thức chứng nhận quy sơn

Có 3 phương thức chứng nhận hợp quy sơn như sau:

*Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình

Bước 1: Lấy mẫu

  • Tiến hành lấy mẫu điển hình cho kiểu, loại sản phẩm, hàng hoá. Mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hoá là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hoá được sản xuất theo cùng một thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu;
  • Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.

Bước 2: Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:

  • Mẫu sản phẩm, hàng hoá được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đủ năng lực, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận;
  • Các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Bước 3: Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp

Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Bước 4: Kết luận về sự phù hợp

Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hoá được xem là phù hợp nếu tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chú ý:

- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.

- Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.

- Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

*Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Phương thức 5 là căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.

Bước 1: Lấy mẫu

Tiến hành như quy định của Phương thức 1.

Bước 2: Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm

Tiến hành như quy định của Phương thức 1.

Bước 3: Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất

Tiến hành như quy định của Phương thức 2.

Bước 4: Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp

Tiến hành như quy định của Phương thức 2.

Bước 5: Kết luận về sự phù hợp

Tiến hành như quy định của Phương thức 2.

Bước 6: Giám sát

Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hoá phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.

  • Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá được thực hiện như quy định của Phương thức 1;
  • Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2;
  • Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay huỷ bỏ thông báo sự phù hợp.

Chú Ý:

Phương thức 5 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện:

  • Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là không quá 03 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  • Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

*Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Phương thức 7 là căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hoá để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hoá cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.

Bước 1:  Lấy mẫu

  • Mẫu thử nghiệm là mẫu được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.
  • Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.

Bước 2: Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm

Tiến hành như quy định của Phương thức 1.

Bước 3: Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp

Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá qua kết quả thử nghiệm mẫu với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Bước 4: Kết luận về sự phù hợp

  • Lô sản phẩm, hàng hoá được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả phù hợp nằm trong giới hạn cho phép;
  • Lô sản phẩm, hàng hoá được xem là không phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp vượt quá giới hạn cho phép.

Chú Ý:

Phương thức 7 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện:

Sản phẩm, hàng hoá được phân định theo lô đồng nhất;

Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.

3. Loại sơn nào được chứng nhận hợp quy

Trong quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD thì sơn tường dạng nhũ tương là loại sơn duy nhất phải công bố quy chuẩn hợp quy.

Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước, được sử dụng để sơn trang trí, bảo vệ và hoàn thiện công trình. Sơn phủ là sơn tường dạng nhũ tương được sử dụng với mục đích là lớp phủ hoàn thiện để bảo vệ và trang trí mặt tường trong và mặt tường ngoài các công trình.

4. Hồ sơ công bố hợp quy sơn 

Hồ sơ gồm:

- Chứng nhận hợp quy sơn công chứng

- Giấy phép kinh doanh công chứng

- Bản công bố hợp quy sơn theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Mẫu số 01 Phụ lục I Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN

- Kết quả thử nghiệm sơn

- Giấy giới thiệu

- Một số hồ sơ khác khi sở yêu cầu: Công văn yêu cầu công bố, các quyết định chứng nhận,...

5. Trình tự chứng nhận hợp quy cho sơn

trinh-tu-chung-nhan-hop-quy-cho-son

 Trình tự chứng nhận hợp quy cho sơn

- Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn theo Quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD cho các đơn vị sản xuất trong nước: 

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm sơn

+ Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận và cung cấp các thông tin liên quan tới sản phẩm chứng nhận hợp quy

+ Đơn vị thực hiện chứng nhận hợp quy (TQC) lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ, tiến hành đánh giá chứng nhận

Bước 2: Đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện tại cơ sở

+ Đánh giá sơ bộ điều kiện chứng nhận tại cơ sở

+ Doanh nghiệp khắc phục những điểm chưa phù hợp với điều kiện chứng nhận của cơ sở

Bước 3: Đánh giá chính thức và cấp giấy chứng nhận

TQC tiến hành đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệm theo phương thức 5.

Đánh giá kết quả thử nghiệm và điều kiện sản xuất thực tế để ra chứng nhận hợp quy.

Bước 4: Công bố hợp quy sơn

+ TQC hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ công bố theo quy định tại Thông tư 19/2019/TT-BXD

+ TQC hướng dẫn doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng tỉnh/thành phố

Để biết thêm thông tin về Quy trình, thủ tục Chứng nhận hợp quy xin mời quý khách cùng tham khảo bài viết dưới đây!

6. Các câu hỏi thường gặp

Có phải tất cả sản phẩm đều cần Giấy chứng nhận hợp quy không?

Không, không tất cả sản phẩm đều cần phải có Giấy chứng nhận hợp quy. Việc này phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường hoặc pháp luật địa phương và quốc gia.

Chứng nhận hợp quy có hiệu lực bao lâu? 

Thường là 3 năm.

Tra cứu chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước như thế nào?

– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;
– Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Chứng nhận hợp quy sơn theo QCVN 16:2019/BXD. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo