Chủ hộ kinh doanh có được xem là thương nhân không?

Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi tiến hành kinh doanh với mô hình nhỏ lẻ. Vậy hộ kinh doanh có được xem là thương nhân không? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết: Chủ hộ kinh doanh có được xem là thương nhân không?

Chủ Hộ Kinh Doanh Có được Xem Là Thương Nhân Không

Chủ hộ kinh doanh có được xem là thương nhân không?

1. Quy định về chủ hộ kinh doanh và thương nhân

1. Chủ hộ kinh doanh

Theo quy định của pháp luật thì:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Như vậy, “Chủ hộ kinh doanh cá thể có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người trong hộ gia đình đứng tên hộ kinh doanh cá thể”. Chủ hộ kinh doanh cá thể là người đại diện theo pháp luật, có quyền vô hạn đối với hộ kinh doanh của họ. Ngoài ra, chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

2. Thương nhân

Vốn dĩ Luật Thương mại được coi là luật của các thương gia. Vì vậy, khái niệm thương nhân (thương gia) luôn được xác định trong pháp luật thương mại của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Theo Điều 1 Bộ luật Thương mại của Cộng hoà Pháp năm 1807 thì:

“Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”.

Để trở thành thương nhân, một người nào đó phải có hai điều kiện:

+ Thực hiện những hành vi thương mại;

+Thực hiện những hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên.

Ngoài ra, trong quá trình thi hành Bộ luật Thương mại, các thẩm phán và các học giả pháp lý đều thừa nhận thêm hai điều kiện nữa: Thực hiện hành vi mang danh nghĩa của chính mình và vì lợi ích của mình, có năng lực hành vi thương mại.

Như vậy, khái niệm đầy đủ về thương nhân theo pháp luật của Cộng hoà Pháp được xác định: Thương nhân là những người có năng lực hành vi thương mại, thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của mình và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên.

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 xác định:

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kình doanh”.

2. Chủ hộ kinh doanh có được xem là thương nhân không?

Hộ Kinh Doanh Có được Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Hàng Hóa Không

Chủ hộ kinh doanh có được xem là thương nhân không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân như sau:

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Như vậy, theo quy định trên có thể thấy đối với chủ hộ kinh doanh của bạn đã đăng ký kinh doanh và hoạt động độc lập, thường xuyên như bạn đã đề cập thì vẫn được xem là thương nhân theo quy định pháp luật về thương mại.

3. Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh khác nhau ra sao?

Về loại hình

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh là một loại hình chủ thể kinh doanh nhưng không phải là một loại hình doanh nghiệp.

Về chủ thể

Doanh nghiệp tư nhân:

  • Doanh nghiệp do một cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ.
  • Điều kiện làm chủ của doanh nghiệp tư nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật đất nước đó quy định.
  • Chủ thể này dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có sự liên kết và chia sẻ với bất cứ ai khác. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Là người duy nhất đầu tư vốn nên chủ doanh nghiệp tư nhân cũng là người duy nhất có quyền định đoạt các vấn đề về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Người thành lập doanh nghiệp tư nhân tuyệt đối không thể đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên trong những công ty hợp danh.

Hộ kinh doanh:

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan

Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại (khoản 3, Điều 80, Nghị định 01/2021/NĐ-CP.)

Về quyền góp vốn thành lập

Doanh nghiệp tư nhân: theo quy định tại khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Hộ kinh doanh: theo quy định tại khoản 2 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân

Về quy mô

Doanh nghiệp tư nhân được thành lập với vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp đăng ký, không giới hạn về quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh.

Hộ kinh danh: chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động. Đối với những hộ kinh doanh có quy mô lớn hơn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký doanh nghiệp (Theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Về điều kiện kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân: buộc phải đăng kí kinh doanh, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp.

Hộ kinh doanh: không phải trong mọi trường hợp đều phải đăng ký kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Về ưu điểm

Doanh nghiệp tư nhân: Đây có thể là một trong những mô hình kinh doanh thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp bởi chỉ có một cá nhân làm chủ. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền định đoạt các vấn đề về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là mô hình chủ động trong việc vay vốn bởi chế độ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh: Đây có thể nói là mô hình kinh doanh giản đơn, linh hoạt, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

Về nhược điểm

Doanh nghiệp tư nhân:

  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của chủ doanh nghiệp cũng được xem là một điểm rủi ro khi gặp khó khăn về kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh:

  • Không có tư cách pháp nhân
  • Dù hộ kinh doanh là một cá nhân, một nhóm người hay một hộ gia đình thì họ đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động kinh doanh. Đây là điểm rủi ro khi gặp khó khăn về kinh doanh.
  • Bộ máy đơn giản khiến cho loại hình này có tính chất hoạt động manh mún, không chặt chẽ như loại hình kinh doanh khác.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Chủ hộ kinh doanh có được xem là thương nhân không? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (820 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo