Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Thực Phẩm Trong Sản Xuất Thực Phẩm Nhỏ Lẻ

Từ trước đến nay, thực phẩm luôn là nhu cầu cần thiết cho mọi gia đình, lượng tiêu thụ ngày càng cao. Do đó, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã kinh doanh những thực phẩm thiết yếu; nhằm cung cấp nhu cầu thiết yếu ngày nay. Tuy nhiên, để kinh doanh thuận tiện và hợp pháp; các cơ sở nhỏ lẻ phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi cơ sở kinh doanh phải đáp ứng điều kiện này. Bài viết cung cấp thông tin, dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ.

Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Thực Phẩm Trong Sản Xuất Thực Phẩm Nhỏ Lẻ
Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Thực Phẩm Trong Sản Xuất Thực Phẩm Nhỏ Lẻ

1. Khái niệm

  • Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được hiểu là cơ sở kinh doanh thực phẩm ở quy mô hộ gia đình; hộ cá thể có hoặc không có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm. Hiện nay, cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương gồm:
    • Các cơ sở do cá nhân; nhóm cá nhân; hộ gia đình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
    • Các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định và phân cấp quản lý;
    • Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
  • Để tiến hành sản xuất thực phẩm, cơ sở sản xuất phải đảm bảo điều kiện về an toàn vệ sinh; xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước khi đi vào hoạt động.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

Điều kiện chung

  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất thực phẩm.

Điều kiện cụ thể

Điều kiện về cơ sở sản xuất

  • Địa điểm, môi trường: Có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ; thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm; Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước;
  • Thiết kế, bố trí nhà xưởng: Quy trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc nhất định; Từng khu vực phải được thiết kế tách biệt. Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm; bảo đảm vệ sinh.
  • Kết cấu nhà xưởng: Đảm bảo vệ sinh; không bị thấm nước; không bị rạn nứt; sáng màu; không bị dột, không gây trơn trượt, thoát nước tốt; bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập;
  • Hệ thống thông gió: Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.
  • Hệ thống chiếu sáng: Bảo đảm theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất; kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm;
  • Hệ thống cung cấp nước: Bảo đảm đủ nước sạch để sản xuất; Các nguồn nước phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về chất lượng; vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần.
  • Hơi nước và khí nén: bảo đảm sạch, an toàn, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
  • Hệ thống xử lý chất thải, rác thải: Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải.
  • Nhà vệ sinh; khu vực thay đồ bảo hộ lao động: Phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc.

Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ

  • Trang thiết bị, dụng cụ: phải bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm; dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng.
  • Phương tiện rửa và khử trùng tay: Có đủ trang thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng; giầy, dép trước khi sản xuất thực phẩm;
  • Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm: Được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn; không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại; không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm;
  • Phòng chống côn trùng và động vật gây hại: Trang thiết bị đảm bảo phòng chống hiệu quả côn trùng; động vật gây hại;
  • Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường: Có đủ thiết bị; dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm; phải đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng; an toàn sản phẩm chủ yếu của thực phẩm.
  • Chất tẩy rửa và sát trùng: Phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng; không để ở nơi sản xuất thực phẩm.

Điều kiện về chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm

  • Phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Bộ Công Thương quy định.
  • Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm bảo đảm yêu cầu về sức khỏe khi tham gia sản xuất thực phẩm;

3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này 155/2018/NÐ-CP.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở sản xuất thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Danh sách người sản xuất thực phẩm đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở; của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự thực hiện

  • Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đối với cơ quan có hệ thống trực tuyến..
  • Bước 2: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung: trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở, nêu rõ lý do.
  • Bước 3: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý.

4. Quy định xử phạt khi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm hiện nay quy định như sau:
    • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
    • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
    • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
    • Biện pháp khắc phục hậu quả.
    • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm theo quy định;
    • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định.

5. Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ của ACC có lợi ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách;
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh;
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi;
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh…). ACC thay mặt quý khách soạn thảo;
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

6. Những câu hỏi thường gặp khi xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đổi với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…).

Có xuống cơ sở để khảo sát không?

  • Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

Bao lâu sẽ có giấy chứng nhận?

  • Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).

Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Thực Phẩm Cơ Sở Sản Xuất Thực Phẩm Nhỏ Lẻ Quận Bình Tân

Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Thực Phẩm Cơ Sở Sản Xuất Thực Phẩm Nhỏ Lẻ Huyện Bình Chánh

Thủ Tục Gia Hạn Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Chi Phí Cấp Giấy An Toàn Thực Phẩm Bao Nhiêu Tiền?

Dịch Vụ Làm Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)

Cấp Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh

Thủ Tục Giấy An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Đối Với Nhà Hàng

Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm

}

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (311 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo