Báo cáo tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ hữu ích để đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và vị thế tài chính của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. Bài viết này, ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu một cách tổng quan nhất về báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là gì? Các loại báo cáo tài chính bạn cần biết
1. Báo cáo tài chính là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định, báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Dựa trên những thông tin này, các bên liên quan có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.
2. Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính
2.1. Mục đích của báo cáo tài chính
BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế
Cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.
2.2. Vai trò của báo cáo tài chính
BCTC có vai trò dự đoán tương lai bằng việc cung cấp các thông tin hữu ích trong việc dự kiến mức độ nguồn lực cần thiết để tiến hành các hoạt động trong tương lai, các nguồn lực có thể được tạo ra từ các hoạt động trong tương lai, các rủi ro và bất ổn đi kèm. Ngoài ra, BCTC còn có thể cung cấp cho người sử dụng các thông tin sau:
- Việc các nguồn lực đã được tiếp nhận và sử dụng hợp pháp tuân thủ theo dự toán được giao; và
- Việc các nguồn lực đã được tiếp nhận và sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật, các cơ chế tài chính liên quan và các hợp đồng mà đơn vị đã ký kết.
3. Các loại báo cáo tài chính bạn cần biết
Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của mình. Có nhiều cách để phân loại báo cáo tài chính, chủ yếu dựa trên nội dung phản ánh và thời điểm lập báo cáo. Dưới đây là các loại báo cáo tài chính mà bạn cần biết.
Các loại báo cáo tài chính
3.1. Dựa theo nội dung phản ánh trong báo cáo
Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức và cá nhân đánh giá tình hình tài chính của mình. Tùy vào nội dung và mục đích phản ánh, báo cáo tài chính có thể được chia thành các loại chính sau:
- Báo cáo lợi nhuận và lỗ lãi: Báo cáo này thường xuyên được sử dụng để biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một giai đoạn nhất định, thông qua việc so sánh doanh thu và chi phí để xác định lợi nhuận hoặc lỗ lãi.
- Báo cáo về tình hình tài chính: Báo cáo này tập trung vào việc phản ánh tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các khoản lỗ lãi tích lũy để cho thấy khả năng thanh toán và tính bền vững của doanh nghiệp.
- Báo cáo luồng tiền: Báo cáo này cung cấp thông tin chi tiết về các lần thu và chi tiêu tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định, giúp đánh giá khả năng sinh lời và thanh khoản của tổ chức.
3.2. Dựa theo thời điểm lập báo cáo
Báo cáo tài chính cũng có thể được phân loại dựa trên thời điểm lập và cung cấp thông tin như sau:
- Báo cáo tài chính hàng năm: Được lập sau khi kết thúc một năm tài chính, báo cáo này bao gồm thông tin chi tiết về hoạt động tài chính của công ty trong năm vừa qua.
- Báo cáo tài chính hàng quý: Được lập và công bố vào cuối mỗi quý để cung cấp cập nhật về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty trong quý đó.
- Báo cáo tài chính tạm thời: Báo cáo này thường được lập trong các giai đoạn ngắn hơn, nhằm cung cấp thông tin tài chính tạm thời, ví dụ như tình hình tài chính hàng tháng hay hàng tuần.
4. Trách nhiệm lập báo cáo tài chính
Đơn vị kế toán (bao gồm cả đơn vị kinh tế) phải lập BCTC theo quy định của pháp luật, theo đó phải phân công người lập BCTC. BCTC phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng/phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền), thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền) tại thời điểm ký báo cáo theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp có quy định khác, ví dụ như hội đồng quản lý phê duyệt BCTC,… thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước lập BCTC nhà nước toàn quốc và báo cáo nhà nước tỉnh. Quy trình lập và ký BCTC nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về BCTC nhà nước.
5. Thành phần của một báo cáo tài chính
4.1. Bảng cân đối kế toán
Được coi là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
4.2. Báo cáo kết quả hoạt động
Được lập định kỳ nhằm mục đích tổng hợp số liệu kế toán, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
4.3. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
Thể hiện sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong một kỳ nhất định một cách ngắn gọn và cụ thể nhất. Theo đó, vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm: Tăng do chủ sở hữu đầu tư và lãi thuần tăng trong kỳ. Giảm do chủ sở hữu rút vốn hoặc từ lỗ thuần trong kỳ.
4.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho người sử dụng thông tin cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và tương đương tiền của đơn vị và nhu cầu sử dụng các luồng tiền đó của đơn vị.
4.5. Thuyết minh BCTC
Giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, cũng như các chính sách kế toán của doanh nghiệp mà các bản báo cáo khác không thể mô tả một cách rõ ràng và chi tiết. Nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về các con số được trình bày trong BCTC và có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
6. Nguyên tắc thiết lập và trình bày báo cáo tài chính
6.1. Trình bày hợp lý và tuân thủ các chuẩn mực kế toán công
BCTC phải trình bày một cách hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền của đơn vị. Việc trình bày hợp lý yêu cầu phản ánh trung thực ảnh hưởng của các nghiệp vụ, các sự kiện khác và các điều kiện phù hợp với định nghĩa và tiêu chí ghi nhận tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí đã được quy định trong các chuẩn mực. Việc áp dụng đúng các chuẩn mực và trình bày thông tin bổ sung khi cần thiết được coi là BCTC trình bày hợp lý.
Việc BCTC tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán công của Việt Nam được đơn vị kế toán nêu rõ trong phần thuyết minh BCTC. BCTC chỉ được coi là tuân thủ các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khi nó tuân thủ đầy đủ mọi yêu cầu của các chuẩn mực kế toán công đã được Bộ Tài chính ban hành.
6.2. Hoạt động liên tục
Khi lập BCTC, cần phải đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động liên tục của đơn vị bởi những người có trách nhiệm lập BCTC. BCTC được lập trên cơ sở hoạt động liên tục trừ khi có chủ trương, kế hoạch giải thể hoặc ngừng hoạt động đối với đơn vị.
Khi thực hiện đánh giá, những người có trách nhiệm lập BCTC phải nhận biết được những vấn đề không chắc chắn trọng yếu liên quan đến những sự kiện hoặc điều kiện ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị và phải công bố thông tin về những vấn đề không chắc chắn này.
Khi báo cáo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì đơn vị phải công bố điều này cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo và lý do tại sao đơn vị không được coi là hoạt động liên tục.
6.3. Trình bày nhất quán
Việc trình bày và phân loại các khoản mục trên BCTC phải được thực hiện nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác, trừ khi:
- Có sự thay đổi đáng kể về bản chất hoạt động của đơn vị hoặc khi soát xét lại BCTC cho thấy rõ ràng việc trình bày hoặc phân loại các khoản mục theo cách khác sẽ hợp lý hơn theo các tiêu chí lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán quy định trong Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót; hoặc
- Chuẩn mực khác yêu cầu phải thay đổi việc trình bày hiện tại.
6.4. Trọng yếu và tổng hợp
Từng nhóm các khoản mục tương tự có tính trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trên BCTC. Các khoản mục có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày riêng biệt, trừ khi các khoản mục đó không trọng yếu.
6.5. Bù trừ
Tài sản và nợ phải trả, doanh thu và chi phí không được bù trừ lẫn nhau trừ khi một chuẩn mực kế toán công Việt Nam yêu cầu hoặc cho phép. Nếu vẫn tiến hành bù trừ giữa các khoản này thì phải dựa trên cơ sở tính trọng yếu, đồng thời diễn giải cụ thể trong thuyết minh BCTC.
6.6. Thông tin có thể so sánh
Trừ khi một chuẩn mực kế toán công Việt Nam cho phép hoặc có yêu cầu khác, đơn vị phải trình bày các thông tin có thể so sánh của kỳ trước đối với tất cả các số liệu đã trình bày trên BCTC. Đơn vị phải trình bày các thông tin so sánh dưới dạng diễn giải và mô tả nếu cần thiết để người đọc có thể hiểu được BCTC của kỳ hiện tại.
Đơn vị phải trình bày tối thiểu báo cáo tình hình tài chính với thông tin so sánh của kỳ trước, báo cáo kết quả hoạt động với thông tin so sánh của kỳ trước, báo cáo lưu chuyển tiền tệ với thông tin so sánh của kỳ trước và báo cáo về những thay đổi trong tài sản ròng/vốn chủ sở hữu với thông tin so sánh của kỳ trước và các thuyết minh có liên quan.
7. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
7.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
Đơn vị kế toán |
Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước |
|
Theo quý |
Chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý |
Chậm nhất là 45 ngày |
Theo năm |
Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm |
chậm nhất là 90 ngày |
Lưu ý: Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định. |
7.2. Đối với các loại doanh nghiệp khác
- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
- Các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày.
Lưu ý: Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
8. Nơi nhận báo cáo tài chính
Loại doanh nghiệp |
Kỳ lập báo cáo |
Nơi nhận báo cáo |
||||
Cơ quan tài chính |
Cơ quan Thuế |
Cơ quan Thống kê |
DN cấp trên |
Cơ quan ĐKKD |
||
Doanh nghiệp Nhà nước |
Quý, Năm |
x |
x |
x |
x |
x |
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
Năm |
x |
x |
x |
x |
x |
Các loại doanh nghiệp khác |
Năm |
x |
x |
x |
x |
9. Quy trình lập báo cáo tài chính
Bước 1: Tập hợp và sắp xếp chứng từ kế toán
- Thu thập đầy đủ các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
- Sắp xếp chứng từ theo trình tự thời gian, theo từng nghiệp vụ kinh tế.
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ.
Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
- Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán vào sổ kế toán theo đúng quy định của pháp luật về kế toán.
- Sử dụng các tài khoản kế toán phù hợp để phản ánh bản chất kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế.
- Định giá các khoản mục kế toán theo đúng phương pháp định giá.
Bước 3: Phân bổ, khấu hao và chi phí trả trước
- Phân bổ chi phí chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng,... cho các sản phẩm, dịch vụ được bán ra trong kỳ kế toán.
- Khấu hao tài sản cố định theo đúng phương pháp, định mức khấu hao.
- Hạch toán chi phí trả trước vào các kỳ kế toán theo đúng nguyên tắc kế toán.
Bước 4: Hạch toán các khoản ước tính, điều chỉnh
- Hạch toán các khoản dự phòng, các khoản trích lập, các khoản điều chỉnh liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
- Đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các khoản ước tính, điều chỉnh.
Bước 5: Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ sách
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán, các báo cáo kế toán.
- Sửa chữa các sai sót trong sổ sách kế toán.
Bước 6: Thực hiện các bút toán kết chuyển
- Thực hiện các bút toán kết chuyển số dư cuối kỳ của các tài khoản kế toán sang kỳ kế toán tiếp theo.
- Đảm bảo tính liên tục, thống nhất của dữ liệu kế toán.
Bươc 7: Lập báo cáo tài chính
- Lập các BCTC theo quy định của pháp luật về kế toán, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC.
- Trình bày thông tin trong BCTC một cách rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ và chính xác.
Bước 8: Thẩm định và công bố BCTC
- Cho phép ban lãnh đạo doanh nghiệp thẩm định BCTC trước khi công bố.
- Công bố BCTC theo quy định của pháp luật
Quy trình lập báo cáo tài chính
10. Dịch vụ lập báo cáo tài chính tại ACC
Công ty Luật ACC - một trong những đơn vị tư vấn hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và các chuyên gia chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. ACC cam kết mang đến cho Quý khách dịch vụ lập BCTC chất lượng cao, đảm bảo chính xác, an toàn và tiết kiệm thời gian cho Quý khách.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: ACC sở hữu đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực lập BCTC.
- Chất lượng dịch vụ cao: ACC cam kết cung cấp dịch vụ lập BCTC chất lượng cao, đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Giá cả cạnh tranh: ACC cung cấp dịch vụ lập BCTC với mức giá cạnh tranh trên thị trường.
- Thái độ phục vụ chuyên nghiệp: ACC luôn sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của khách hàng và cung cấp dịch vụ với thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình.
Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng trong quản lý và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Hiểu rõ về vấn đề này giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư và các bên liên quan đưa ra các quyết định kinh tế chính xác và hiệu quả. Việc lập và công bố báo cáo tài chính đòi hỏi sự chính xác, minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận