Luật Cảnh vệ quy định về đối tượng cảnh vệ, nguyên tắc, công tác cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác cảnh vệ; chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cảnh vệ. Vậy bạn có biết ý nghĩa của luật cảnh vệ là gì không? ACC mời bạn tham khảo bài viết Ý nghĩa của luật cảnh vệ
Ý nghĩa của luật cảnh vệ
1. Luật cảnh vệ được ban hành, thông qua khi nào?
Sau 6 năm xây dựng, Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Luật quy định về đối tượng cảnh vệ, nguyên tắc, công tác cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác cảnh vệ; chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cảnh vệ.
2. Ý nghĩa của luật cảnh vệ
Luật Cảnh vệ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTAT xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bảo đảm xây dựng lực lượng Cảnh vệ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại; đồng thời, nhằm bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Luật Trưng mua, trưng dụng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Pháp lệnh Phí và lệ phí, Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ...).
Luật Cảnh vệ là một văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức xã hội, chính quyền các cấp; việc xây dựng và ban hành Luật Cảnh vệ sẽ có tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội, cụ thể là:
Luật Cảnh vệ góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về tổ chức, hoạt động của lực lượng Cảnh vệ, tạo thuận lợi cho mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng, góp phần bảo vệ tuyệt đối an toàn đối tượng cảnh vệ.
Luật Cảnh vệ có tác động tích cực đến đời sống xã hội, là công cụ đắc lực giúp cho việc thực hiện công tác cảnh vệ được thuận lợi, góp phần bảo vệ an toàn tuyệt đối các đối tượng cảnh vệ.
3. Cơ cấu, bố cục của Luật Cảnh vệ
Luật Cảnh vệ gồm có 6 chương với 33 điều. So với Pháp lệnh Cảnh vệ năm 2005, Luật Cảnh vệ đã bổ sung 02 chương, 12 điều. Cụ thể như sau:
- Chương I. Những quy định chung. Chương này gồm 9 điều (từ Điều 1 đến Điều 9) quy định các nội dung về: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; vị trí, chức năng của lực lượng Cảnh vệ; nguyên tắc công tác cảnh vệ; chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và công tác cảnh vệ; chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ; hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ và các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác cảnh vệ.
- Chương II. Đối tượng cảnh vệ, biện pháp và chế độ cảnh vệ. Chương này gồm 6 điều (từ Điều 10 đến Điều 15) quy định các nội dung về: đối tượng cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu; biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng; quyền và trách nhiệm của người là đối tượng cảnh vệ.
- Chương III. Lực lượng Cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Cảnh vệ và chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ. Chương này gồm 8 điều (từ Điều 16 đến Điều 23) quy định các nội dung về: lực lượng Cảnh vệ; điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ; nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ; nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ; quyền hạn của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ; quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ; huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ; chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ.
- Chương IV. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác cảnh vệ. Chương này gồm 7 điều (từ Điều 24 đến Điều 30) quy định các nội dung về: trách nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Công an; trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác cảnh vệ.
- Chương V. Khen thưởng và xử lý vi phạm. Chương này gồm 2 điều (từ Điều 31 đến Điều 32) quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm.
- Chương VI. Điều khoản thi hành. Chương này gồm 1 điều (Điều 33) quy định về hiệu lực thi hành.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Luật cảnh vệ được ban hành, thông qua khi nào? mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận