Ủy thác xuất nhập khẩu là hình thức các cá nhân, tổ chức xuất nhập khẩu ủy thác cho một bên thứ ba thay thể để đứng ra thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu. Đơn vị nhận ủy thác xuất nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán và hoàn thành những nghĩa vụ xuất nhập khẩu theo các quy định được ký kết trong hợp đồng và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mời bạn tham khảo bài viết: Uỷ thác xuất nhập khẩu có phải xuất hoá đơn không? để biết thêm chi tiết.
Uỷ thác xuất nhập khẩu có phải xuất hoá đơn không?
1/ Ủy thác xuất nhập khẩu là gì?
Ủy thác xuất nhập khẩu là hình thức các cá nhân, tổ chức xuất nhập khẩu ủy thác cho một bên thứ ba thay thể để đứng ra thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu. Đơn vị nhận ủy thác xuất nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán và hoàn thành những nghĩa vụ xuất nhập khẩu theo các quy định được ký kết trong hợp đồng và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Những đối tượng cần đến ủy thác xuất nhập khẩu
Thông thường, các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu bao gồm:
+ Sản phẩm xuất - nhập khẩu còn khá mới mẻ và doanh nghiệp chưa có đủ kinh nghiệm thực hiện.
+ Cá nhân/Doanh nghiệp mới bước vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, chưa nắm rõ được các quy định xuất nhập khẩu hàng hóa và quy trình làm việc với đơn vị hải quan…
+ Những cá nhân không có đủ tư cách pháp hay chức năng tự mình xuất nhập khẩu hàng hóa.
+ Doanh nghiệp có chức năng nhập nhập khẩu, những sản phẩm mà công ty muốn nhập nhập khẩu không thuộc trong danh sách hàng hóa được phép nhập khẩu nên cần đến sự trợ giúp của việc nhập nhập khẩu ủy thác.
+ Doanh nghiệp muốn nhập khẩu nhưng không tin tưởng vào dịch vụ vận tải đầu nước ngoài
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu đem lại rất nhiều lợi ích đối với với các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt là các lợi thế như:
- Tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm nguồn nhân lực & chi phí của doanh nghiệp
- Chia sẻ rủi ro cho doanh nghiệp
- Tối ưu chi phí & thời gian vận chuyển hàng hóa
- Đảm bảo ổn định trong vận hành
- Yên tâm về chất lượng và hiệu suất làm việc (đối với những đơn vị ủy tác xuất nhập khẩu uy tín.
Với những lợi ích này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa tối đa thời gian và nguồn lực. Thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh hơn.
Hạn chế của dịch vụ ủy thác nhập khẩu bạn cần biết
Bên cạnh những lợi ích của dịch vụ ủy thác nhập khẩu thì dịch vụ này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà chúng ta cần phải lưu ý:
1. Rủi ro đối với bên thuê ủy thác nhập khẩu
- Mất phí dịch vụ ủy thác
Do phải thuê thêm một đơn vị thứ 3 đứng ra thực hiện các giao dịch nhập khẩu hàng hóa. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ phải chịu thêm một khoản chi phí "thuê dịch vụ". Do đó, đa số các doanh nghiệp chỉ ủy thác những lô đầu, sau đó sẽ chủ động thực hiện các lô hàng tiếp theo để tiết kiệm khoản chi phí này.
- Bên ủy thác gặp rủi ro về thông tin
Vì phải làm việc thông qua một đơn vị thứ 3 nên đơn vị ủy thác sẽ không chủ động được việc nắm bắt thông tin cụ thể về tình hình lô hàng của mình. Trường hợp bên thứ 3 cố tính không cung cấp thông tin thì bên ủy thác vẫn phải chấp nhận những rủi ro này. Thậm chí, bên ủy thác gặp rủi ro về thông tin.
2. Rủi ro với doanh nghiệp làm dịch vụ nhập khẩu ủy thác
Không chỉ bên ủy tác, các doanh nghiệp làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu cũng có thể gặp phải những những rủi ro trong quá trình làm dịch vụ:
Khách hàng chưa hiểu biết về quy trình nhập khẩu nên luôn khó chịu và các khoản chi phí phát sinh đúng với quy trình nhập khẩu vì luôn nghĩ công ty Logistics nghĩ ra để lấy thêm tiền của họ
Chưa rõ về thông tin lô hàng nhập, gây khó khăn cho quá trình làm thủ tục hải quan hàng hóa. Đặc biệt là vô tình gặp phải các lô hàng có chèn theo hàng cấm, nếu bị phát hiện thì đơn vị này cũng sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý theo quy định.
Chi phí phát sinh nhiều, xin giấy phép thủ tục lằng nhằng, hàng bị giữ khó xử cho cả 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu đặc biệt với tình trạng nhập hàng phiếu liệu như: sắt, đồng phế liệu thủ tục nhập khẩu rất khó không phải đơn vị nào cũng làm được.
Khi đàm phán doanh nghiệp thương sẽ chủ động khai báo giá trị hàng, làm hàng đóng hàng va giao dịch nên có xu hướng khai thấp hơn trị giá hàng cùng loại nhập khẩu nên phải làm tham vấn khi khai báo hải quan lúc này doanh nghiệp nhập khẩu thuê tất nhiên vẫn phải có trách nhiệm giải trình.
2/ Xin giấy phép xuất nhập khẩu uỷ thác tại đâu?
Quy trình ủy thác xuất nhập khẩu được diễn ra vô cùng đơn giản và ngắn gọn với quy trình 3 bước:
Bước 1: Thương lượng và ký hợp đồng ủy thác
Khi xác định thuê dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu sẽ gắn liền với các dịch vụ đi kèm như vận chuyển hàng hóa và khai báo hải quan. Do đó, trong quá trình thương lượng và ký hợp đồng cần phải xem xét kỹ lưỡng các hạng mục này.
Bước 2: Làm thủ tục thông quan hàng hóa
Trên tờ khai hải quan sẽ có một phần khai thông tin người ủy thác xuất nhập khẩu. Việc khai thông tin của người ủy thác xuất nhập khẩu trên tờ khai hải quan. Để giúp sau này người ủy thác xuất nhập khẩu sau này có thể xuất được hóa đơn bán hàng. Đồng thời cũng là xác định chủ hàng là ai với cơ quan hải quan. Ngoài ra, đơn vị ủy thác còn có thể đứng ra hỗ trợ đóng thuế hàng hóa.
Bước 3: Giao hàng và xuất hóa đơn dịch vụ
Sau khi thông quan hàng hóa, đối với hàng nhập khẩu thì có thể tiến hành giao hàng theo quý trình bình thường. Giao hàng xong thì sẽ tiến hành xuất hóa đơn trả hàng cho người ủy thác. Và xuất hóa đơn dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.
Người ủy thác có thể dùng hóa đơn trả hàng và hóa đơn dịch vụ để khai thuế đầu vào. Giá trị của hóa đơn và danh sách hàng xuất trả được cơ quan thuế chấp nhận.
3/ Khi nào thì được xét hoàn thuế xuất nhập khẩu?
Các trường hợp sau đây được xét hoàn thuế được quy định tại Điều 113 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
1. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu
3. Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn
4. Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ
5. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu.
6. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, bao gồm cả trường hợp hàng hóa nhập khẩu tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp tái xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, thuế xuất khẩu khi tái xuất (trừ trường hợp đã được miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này).
Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tế đã tái xuất hoặc tái nhập khẩu.
7. Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
8. Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.
9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp đi thuê) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài) sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu.
10. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính hướng dẫn về trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát thư.
11. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan, hàng hoá đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan là tang vật vi phạm, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hàng hoá thì được hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu đã nộp.
12. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế, hoàn thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hoàn thuế.
13. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn nằm trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, nếu đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng khi cơ quan hải quan kiểm tra cho thông quan phát hiện có vi phạm buộc phải tiêu huỷ và đã tiêu huỷ thì ra quyết định không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có). Việc xử phạt vi phạm đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng quy định, buộc phải tiêu huỷ thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải lưu giữ hồ sơ hàng hoá tiêu huỷ, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan giám sát việc tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
14. Các trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu hướng dẫn tại Điều này mà có số tiền thuế được hoàn dưới năm mươi nghìn đồng theo lần làm thủ tục hoàn thuế cho một hồ sơ hoàn thuế thì cơ quan hải quan không hoàn trả số tiền thuế đó.
Như vậy có thể thấy pháp luật đã quy định rõ các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với từng mặt hàng cụ thể. Từ đó mỗi doanh nghiệp có thể biết được hàng hóa của mình có được hoàn thuế như thế nào.
4/ Hồ sơ xin hoàn thuế xuất nhập khẩu
- Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hóa, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, Tờ khai hải quan. (01 bản chính)
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã tính thuế. (01 bản photocopy)
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận của cơ quan hải quan là hàng hóa thuộc Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu nào còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan đã thực xuất khẩu. (01 bản photocopy)
- Chứng từ nộp thuế. (1 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu)
5/ Uỷ thác xuất nhập khẩu có phải xuất hoá đơn không?
Về hóa đơn GTGT trả hàng nhập khẩu ủy thác
Khoản 2.2 Phụ lục 4 thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn xuất trả hàng ủy thác như sau:
" 2.2. Tổ chức xuất nhập khẩu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nhận nhập khẩu hàng hoá uỷ thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng cơ sở nhận uỷ thác lập chứng từ như sau:
Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT để cơ sở đi uỷ thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, cơ sở mới lập hoá đơn theo quy định trên.
Hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác ghi:
(a) Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo chế độ quy định ở khâu nhập khẩu (nếu có).
(b) Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT ghi theo số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu.
(c) Tổng cộng tiền thanh toán (= a + b)
Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác lập hoá đơn GTGT riêng để thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu."
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau: "Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ."
Thuế suất thuế GTGT theo quy định tại Điều 9, 10, 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì chỉ có 3 loại thuế suất là 0%, 5%, 10% hoặc đối tượng không chịu thuế thì không ghi và gạch chéo (/) chứ không có thuế suất là "nhập khẩu". Vì vậy, việc viết chữ "nhập khẩu" vào ô thuế suất là sai và phải thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau: "Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định."
Như vậy, trong trường hợp này, 2 bên tiến hành lập biên bản thu hồi hóa đơn, bên bán lập hóa đơn mới theo quy định.
Lưu ý: Dòng thuế suất GTGT và tiền thuế GTGT là số tiền thuế GTGT do cơ sở nhập khẩu ủy thác đã nộp ở khâu nhập khẩu.
Trên đây là một số thông tin về Uỷ thác xuất nhập khẩu có phải xuất hoá đơn không? - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận