Các lưu ý khi thanh toán hóa đơn GTGT là điều mà tất cả kế toán đều phải nắm rõ để tránh những rủi ro không đáng có khi quyết toán thuế. Đối với các hóa đơn GTGT dưới 20 triệu, doanh nghiệp có thể thanh toán bằng hai hình thức là tiền mặt hoặc chuyển khoản. Qua đây bài viết sẽ hướng dẫn việc thực hiện xuất hóa đơn đỏ dưới 20 triệu cũng như chia sẻ về số lưu ý khi xuất hóa đơn này.
Các bước thực hiện việc xuất hóa đơn đỏ dưới 20 triệu
1. Hóa đơn GTGT dưới 20 triệu là gì ?
Trước khi hiểu rõ hóa đơn giá trị gia tăng dưới 20 triệu là gì, chúng ta hãy cùng làm rõ khái niệm về hóa đơn GTGT.
Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31/03/2014:
“Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau: bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài”.
Như vậy, hóa đơn giá trị gia tăng dưới 20 triệu được hiểu là hóa đơn giá trị gia tăng có tổng giá trị (sau thuế GTGT) nhỏ hơn 20 triệu (sau đây gọi tắt là Hóa đơn GTGT dưới 20 triệu).
2. Thủ tục thực hiện xuất hóa đơn đỏ dưới 20 triệu
Như đã nói ở trên, thông thường, các hóa đơn GTGT dưới 20 triệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Các bước thực hiện việc xuất hóa đơn dưới 20 triệu về cơ bản giống với các thủ tục thực hiện xuất hóa đơn GTGT trên 20 triệu trong bài viết đã trình bày trước
Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý có một số trường hợp hóa đơn dưới 20 triệu, nhà nước quy định bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được coi là hợp lệ và được khấu trừ thuế GTGT.
2.1. Bên mua và bên bán ký hợp đồng với tổng giá trị trên 20 triệu nhưng xuất thành nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu trong nhiều ngày
Theo công văn 4131/CT-TTHT hướng dẫn về chính sách thuế giải thích trường hợp này như sau: “Trường hợp Tổng Công ty ký hợp đồng mua bán hàng hóa với nhà cung cấp Y có tổng giá trị hàng hóa mua vào là 60 triệu đồng; về nguyên tắc khi xuất giao hàng cho Tổng Công ty (chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu) nhà cung cấp Y phải lập hóa đơn xuất giao cho Tổng Công ty cho toàn bộ giá trị hàng hóa (không phụ thuộc vào thỏa thuận tại hợp đồng thanh toán tiền thành hai đợt khác nhau). Do đó vào ngày 09/02/2014, Tổng Công ty nhận hóa đơn GTGT là 15 triệu đồng và thanh toán bằng tiền mặt cho nhà cung cấp Y và hôm sau ngày 10/02/2014 nhận hóa đơn còn lại giá trị 45 triệu đồng và Tổng Công ty đã thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng cho nhà cung cấp Y thì chỉ được kê khai khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với hóa đơn có giá trị 45 triệu đồng”.
Kết luận: Bên mua và bên bán ký hợp đồng với tổng giá trị trên 20 triệu nhưng xuất thành nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu trong nhiều ngày thì tất cả các hóa đơn đều phải thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
2.2. Bên bán xuất nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu cho bên mua trong một ngày
– Tổng các hóa đơn GTGT xuất trong ngày nhỏ hơn 20 triệu: các hoá đơn có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản như trường hợp hoá đơn GTGT dưới 20 triệu thông thường. Số tiền ghi trên hóa đơn sẽ được tính vào doanh thu và chi phí hợp lý cho bên mua và bên bán khi có đầy đủ các chứng từ đi kèm.
– Tổng các hóa đơn GTGT trong ngày lớn hơn 20 triệu: Theo khoản 5, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về trường hợp này như sau:“Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT”. Như vậy, trường hợp xuất nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu trong một ngày mà tổng các hóa đơn trên 20 triệu thì cũng được coi như xuất hóa đơn trên 20 triệu.
Khi đó, theo điểm c, khoản 1, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC “Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt” mới được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Kết luận: Khi bên bán xuất nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu cho bên mua trong một ngày mà tổng các hóa đơn GTGT trong ngày lớn hơn 20 triệu thì bắt buộc bên mua phải thanh toán qua ngân hàng cho bên bán thì bên mua mới được khấu trừ thuế GTGT và chi phí mới được coi là chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.
– Trường hợp bên bán xuất lại hóa đơn cho bên mua, đồng thời trong ngày phát sinh hóa đơn mới. Tổng 2 hóa đơn GTGT trên 20 triệu.
Công văn số 77490/CT-TTHT trả lời thắc mắc về việc “khấu trừ thuế GTGT đối với hóa đơn thay thế” như sau: “Trường hợp, ngày 30/08/2017 Công ty của Độc giả mua hàng hóa, dịch vụ của Công ty A có giá trị 18.500.000 đồng đã có thuế GTGT và đã thanh toán bằng tiền mặt theo hóa đơn GTGT số 592. Ngày 31/8/2017 Công ty phát hiện hóa đơn số 592 bị sai dòng số tiền viết bằng chữ. Hai bên đã lập biên bản thu hồi lại số hóa đơn viết sai và lập hóa đơn số 594 thay thế cho hóa đơn số 592 theo quy định. Tuy nhiên ngày 31/08/2017, Công ty cũng phát sinh mua hàng của công ty A và nhận hóa đơn mua hàng số 593, tổng giá trị mua hàng trên 20 triệu đồng.
Đối với hóa đơn số 594 thay thế cho hóa đơn số 592 được xác định ngày mua hàng của công ty A là ngày 30/08/2017, công ty thanh toán bằng tiền mặt dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT thì vẫn đáp ứng điều kiện khấu trừ theo quy định.”
Kết luận: Trường hợp bên bán xuất lại hóa đơn cho bên mua, đồng thời trong ngày phát sinh hóa đơn mới. Tổng 2 hóa đơn GTGT trên 20 triệu. Hóa đơn thay thế có giá trị dưới 20 triệu vẫn có thể thanh toán bằng tiền mặt.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1. Cách xử lí với hóa đơn thanh toán trên 20 triệu đồng như thế nào
Với hóa đơn trên 20 triệu kế toán sẽ xử lý như sau:
Cách 1: Doanh nghiệp liên hệ với bên bán để cả 2 bên viết ủy nhiệm chi chuyển khoản sang tài khoản bên bán. Sau khi nhận được tiền trong tài khoản phải hoàn lại tiền mặt hoặc thanh toán bằng sec.
Cách 2: Bên mua liên hệ với bên bán làm ủy nhiệm chi thanh toán vào tài khoản bên bán. Sau đó bên bán lấy tiền mặt làm giấy nộp tiền trả vào tài khoản. Lưu ý trường hợp này chỉ áp dụng với đối tác làm ăn quen.
Cách 3: Bên mua sang đối tác đòi lai tiền mặt mang ra ngân hàng làm ủy nhiệm chi chuyển khoản cho công ty bên bán.
Trên đây kế toán Lê Ánh hướng dẫn các bạn xử lý trường hợp thanh toán hóa đơn trên 20 triệu. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn!
3.2. Khi nào doanh nghiệp được xuất hóa đơn đỏ
Doanh nghiệp chỉ được phép xuất hóa đơn đỏ khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng theo quy định của pháp luật.
Đối với các doanh nghiệp đã thành lập từ lâu thì doanh nghiệp phải là đơn vị được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tên riêng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau đó, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì có thể tự nguyện đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi đáp ứng được một trong những điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp đang hoạt động, có nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc đã thực hiện đầu tư, mua sắm hay nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.
- Là doanh nghiệp đã có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc được phép in hóa đơn GTGT bởi đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn các điều kiện về đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.
- Với các doanh nghiệp đã đăng ký phương pháp khấu trừ thuế theo phương pháp trực tiếp thì phải thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế hoặc Cục thuế nơi doanh nghiệp chịu sự quản lý.
Lưu ý rằng, các doanh nghiệp khi làm thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế phải ghi rõ tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động; đồng thời trình bày lý do và kiến nghị của mình.
Theo quy định, các doanh nghiệp sau khi đã đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì được sử dụng hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT) hợp pháp.
4. Dịch vụ tư vấn luật ACC
Tóm lại, việc thực hiện xuất hóa đơn đỏ dưới 20 triệu về mặt thủ tục sẽ giống với các bước thực hiện việc xuất hóa đơn đỏ trên 20 triệu. Tuy nhiên, cần lưu ý khác với việc xuất hóa đơn đỏ trên 20 triệu chỉ được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản thì việc xuất hóa đơn này có thể được thực hiện thông qua chuyển khoản và thanh toán bằng tiền mặt và trong một số trường hợp đặc biệt việc xuất hóa đơn dưới 20 triệu nhưng tổng các hóa đơn đỏ trong ngày lại lớn hơn 20 triệu thì cũng được coi là xuất hóa đơn trên 20 triệu.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn các bước, thủ tục cũng như các lưu ý khi thực hiện việc xuất hóa đơn đỏ dưới 20 triệu. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về vấn đề này, quý khách vui lòng truy cập trang web:https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể
Nội dung bài viết:
Bình luận