Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phổ biến hiện nay và được quy định rất cụ thể trong Bộ luật dân sự cũng như các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại một số bất cập, rắc rối đối với tài sản thế chấp của bên thứ ba. Vậy câu hỏi được đặt ta là tài sản thế chấp của bên thứ ba là gì? Quy định về xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu về Quy định về xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba trong bài viết dưới đây.
![Quy định về xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba](https://image.luatvietnam.vn/uploaded/1200x675twebp/images/original/2021/03/31/vay-the-chap-khong-tra-duoc-no-bi-xu-ly-the-nao_3103153936.jpg)
1. Thế chấp tài sản là gì?
Theo Điều 317 Bộ luật dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
2. Tài sản thế chấp là gì?
- Nếu thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp (TSTC), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Nếu thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc TSTC, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Nếu TSTC được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
3. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Theo Điều 324 Bộ luật dân sự 2015, người thứ ba giữ TSTC có các quyền sau đây:
- Được khai thác công dụng TSTC, nếu có thỏa thuận;
- Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn TSTC, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Người thứ ba giữ TSTC có các nghĩa vụ dưới đây:
- Bảo quản, giữ gìn TSTC; nếu làm mất TSTC, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của TSTC thì phải bồi thường;
- Không được tiếp tục khai thác công dụng TSTC nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của TSTC;
- Giao lại TSTC cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Tài sản bảo đảm của bên thứ ba
Ngoài việc chủ sở hữu sử dụng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ của chính mình thì họ còn có thể dùng tài sản của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của người thứ ba (của người khác). Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như trên thực tế trước đến nay, chỉ thấy đề cập việc cầm cố, thế chấp và bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba. Thực chất, trong các biện pháp bảo đảm là cầm cố, thể chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ và bảo lãnh đều có thể xuất hiện tài sản bảo đảm của bên thứ ba.
Có lẽ trên thực tế, việc đặt cọc, ký cược và ký quỹ để bảo đảm nghĩa vụ cho bên bảo đảm hay cho người thứ ba hầu như không sử dụng tài sản có đăng ký quyền sở hữu, đồng thời cũng không bắt buộc phải thực hiện việc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm, nên ít gặp vướng mắc. Rắc rối, phức tạp chủ yếu phát sinh đối với biện pháp thế chấp và bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba vì liên quan đến các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và thủ tục pháp lý.
Nếu bên có nghĩa vụ không trả được nợ thì người thứ ba cầm cố, thế chấp, bảo lãnh có nghĩa vụ trả nợ thay. Nếu người thứ ba không trả được nợ thì sẽ xử lý bằng tài sản bảo đảm đã thế chấp đó. Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ thì bên nhận thế chấp được xử lý tài sản dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ đó.
Tài sản bảo đảm của người thứ ba cũng có thể là tài sản hiện hữu (tài sản hiện có) hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Nếu là tài sản hình thành trong tương lai của bên thứ ba thì mức độ rủi ro đối với bên nhận bảo đảm tài sản là rất cao.
Việc một người ký hợp đồng cầm cố, thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ cho người thứ ba, mà chủ yếu là để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của người thứ ba vay vốn tại các tổ chức tín dụng được thực hiện một cách rất phổ biến và hợp pháp, hợp lý trên thực tế.
Trên đây là các thông tin có liên quan đến Quy định về xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận