Thực phẩm chức năng ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc quảng cáo sản phẩm này cũng cần tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật để đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ người tiêu dùng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
1. Thực phẩm chức năng là gì?
Theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 thực phẩm chức năng được định nghĩa như sau: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học”.
Ngoài ra, theo Điểm a Khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BYT thì thực phẩm chức năng thuộc nhóm thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Y tế.
2. Điều kiện xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Điều kiện xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Điều kiện quảng cáo thực phẩm chức năng được căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BYT, theo đó giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng chỉ được cấp khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thực phẩm chức năng đã có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các nội dung sau đây:
- Đối với các nội dung ngoài nội dung đã công bố thì phải có tài liệu hợp pháp, tài liệu khoa học chứng minh và trích dẫn rõ nguồn tài liệu tham khảo trong market, kịch bản quảng cáo; đối với sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt phải được nêu cụ thể trong quảng cáo;
- Đối với quảng cáo trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, chạy chữ dưới chân các chương trình truyền hình, trên các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động không bắt buộc phải chứa đầy đủ các nội dung thông tin về cách dùng, tác dụng, bảo quản nhưng phải bảo đảm phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Không được quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
- Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm.
- Đáp ứng đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 09/2015/TT-BYT.
- Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ủy quyền bằng văn bản.
3. Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Để tiến hành quy trình thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, đơn vị xin cấp giấy phép cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sau theo quy định tại Điều 16 Thông tư 09/2015/TT-BYT, cụ thể gồm:
- Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2015/TT-BYT
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.
- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng, thông tin của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo nêu tính năng, công dụng, thông tin không có trong bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.
- Văn bản ủy quyền hợp lệ.
- Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:
- Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình
Kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh cụ thể: 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm; 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc.
- Đối với quảng cáo trên các phương tiện khác:
Ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo có xác nhận của tổ chức, cá nhân: 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu; File mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo.
Đối với quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:
01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm; 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc; 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu; File mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo; Mẫu quảng cáo sử dụng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực, chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; Bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.
Sau khi hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ, quy trình xin giấy phép quảng cáo thực phẩm được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng được nộp tại Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm
Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm là cơ quan thẩm quyền tổ chức việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các loại thực phẩm chức năng.
Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét hồ sơ và trả kết quả trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết lý do và yêu cầu bổ sung hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Trả kết quả
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 09/2015/TT-BYT.
- Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện quảng cáo
Sau khi có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, doanh nghiệp được phép thực hiện quảng cáo thực phẩm theo đúng nội dung đã được xác nhận.
4. Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
ACC tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và cấp giấy phép, đặc biệt là về giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng. Chúng tôi cam kết đảm bảo mọi vấn đề pháp lý và không nhận dự án nếu không chắc chắn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Báo giá trọn gói, không phát sinh chi phí.
- Hỗ trợ toàn diện từ tư vấn đến ký hồ sơ.
- Tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.
Chúng tôi có kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên được đào tạo, đảm bảo cung cấp thông tin và dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy nhất.
5. Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp có cần xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo hay không?
Có. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng đều phải được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có thể quảng cáo thực phẩm chức năng bằng hình thức nào?
Doanh nghiệp có thể quảng cáo thực phẩm chức năng bằng nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:
- Quảng cáo trên báo chí, truyền hình, internet
- Quảng cáo ngoài trời
- Quảng cáo phát thanh
- Quảng cáo qua mạng xã hội
- Quảng cáo bán hàng trực tiếp
Doanh nghiệp có được phép quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng chữa bệnh hay không?
Không. Doanh nghiệp không được phép quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng chữa bệnh. Quảng cáo thực phẩm chức năng chỉ được phép nêu tác dụng hỗ trợ sức khỏe, tăng cường đề kháng, chứ không được phép nêu tác dụng chữa bệnh.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận